Ngày 18/7, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội đã công bố, bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ đường sắt đô thị tuyến số 1, đoạn từ ga Giáp Bát đến khu tổ hợp Ngọc Hồi, tỷ lệ 1/500.
Như vậy, đến nay đã có 3/5 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến 1) được bàn giao chỉ giới đường đỏ gồm tổ hợp Ngọc Hồi, đoạn Ngọc Hồi-ga Giáp Bát, ga Giáp Bát-ga Long Biên Nam.
Hai đoạn còn lại là ga Nam Long Biên-ga Gia Lâm và ga Gia Lâm-ga Yên Viên đang được thẩm định hồ sơ.
Theo quyết định phê duyệt, chỉ giới đường đỏ đường sắt đô thị tuyến từ ga Giáp Bát đến khu tổ hợp Ngọc Hồi, tỷ lệ 1/500 có tim tuyến cơ bản chạy song song và cách tim tuyến đường sắt hiện tại về phía Tây (tính theo chiều từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát) khoảng 7-11m.
Tuyến đi qua địa bàn huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, với chiều dài 5,6km, điểm đầu phía Nam ga Giáp Bát và điểm cuối là phía Bắc khu tổ hợp Ngọc Hồi. Đây là tuyến đường sắt khổ đôi, đường lồng 3 ray (khổ 1.435mm và 1.000mm), khoảng cách giữa hai tim làn đường sắt là 4,2m. Hành lang an toàn thông thường xác định từ tim hai làn đường ra mỗi bên 6,4m.
Tại các đoạn chuyển hướng, mở rộng cục bộ phù hợp với bán kính đường cong và tốc độ chạy tàu. Điểm giao với cầu đường bộ Vành đai 3, mở rộng hơn đoạn thông thường 1,15m về mỗi phía.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt, xây mới đoạn tuyến kết nối dài khoảng 1km, đường sắt khổ 1.000mm trên mặt đất, nối tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có vào khu tổ hợp Ngọc Hồi, hướng tuyến song song với tuyến đường sắt trên cao về bên phải, chiều Ngọc Hồi-Giáp Bát.
Theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có tám tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài gần 300km, lúc đó thị phần vận tải hành khách công cộng của đường sắt đô thị sẽ chiếm khoảng 40%. So với các phương tiện vận tải nội đô khác (xe buýt, phương tiện cá nhân) thì đây sẽ là các tuyến vận tải hành khách chiến lược nhằm giảm thiểu ùn tắc trong tương lai./.
Như vậy, đến nay đã có 3/5 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến 1) được bàn giao chỉ giới đường đỏ gồm tổ hợp Ngọc Hồi, đoạn Ngọc Hồi-ga Giáp Bát, ga Giáp Bát-ga Long Biên Nam.
Hai đoạn còn lại là ga Nam Long Biên-ga Gia Lâm và ga Gia Lâm-ga Yên Viên đang được thẩm định hồ sơ.
Theo quyết định phê duyệt, chỉ giới đường đỏ đường sắt đô thị tuyến từ ga Giáp Bát đến khu tổ hợp Ngọc Hồi, tỷ lệ 1/500 có tim tuyến cơ bản chạy song song và cách tim tuyến đường sắt hiện tại về phía Tây (tính theo chiều từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát) khoảng 7-11m.
Tuyến đi qua địa bàn huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, với chiều dài 5,6km, điểm đầu phía Nam ga Giáp Bát và điểm cuối là phía Bắc khu tổ hợp Ngọc Hồi. Đây là tuyến đường sắt khổ đôi, đường lồng 3 ray (khổ 1.435mm và 1.000mm), khoảng cách giữa hai tim làn đường sắt là 4,2m. Hành lang an toàn thông thường xác định từ tim hai làn đường ra mỗi bên 6,4m.
Tại các đoạn chuyển hướng, mở rộng cục bộ phù hợp với bán kính đường cong và tốc độ chạy tàu. Điểm giao với cầu đường bộ Vành đai 3, mở rộng hơn đoạn thông thường 1,15m về mỗi phía.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt, xây mới đoạn tuyến kết nối dài khoảng 1km, đường sắt khổ 1.000mm trên mặt đất, nối tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có vào khu tổ hợp Ngọc Hồi, hướng tuyến song song với tuyến đường sắt trên cao về bên phải, chiều Ngọc Hồi-Giáp Bát.
Theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có tám tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài gần 300km, lúc đó thị phần vận tải hành khách công cộng của đường sắt đô thị sẽ chiếm khoảng 40%. So với các phương tiện vận tải nội đô khác (xe buýt, phương tiện cá nhân) thì đây sẽ là các tuyến vận tải hành khách chiến lược nhằm giảm thiểu ùn tắc trong tương lai./.
Tuyết Mai (TTXVN)