Sabrina Kaur, 12 tuổi, hoàn toàn không hiểu ý nghĩa của những bài hát tiếng Hàn Quốc của ban nhạc cô yêu thích Big Bang và cũng chưa bao giờ gặp bất kỳ người Hàn Quốc.
Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cô cũng như hàng nghìn các thiếu nữ khác có mặt tại buổi thử giọng ở trung tâm Singapore nhằm tìm kiếm một ban nhạc theo phong cách K-Pop.
"Tôi muốn trở thành người Ấn (người Singapore gốc Ấn) đầu tiên có cơ hội trình diễn trong một nhóm nhạc Hàn Quốc," Sabrina hồ hởi cho biết trước khi bước chân vào phòng thử giọng.
Có rất nhiều thí sinh tham gia vào cuộc thi này với đầy đủ lứa tuổi. Từ những bạn trẻ tuổi thiếu niên, thanh niên cho đến cả những người đã về hưu, hàng triệu người hâm mộ từ tất cả các nước châu Á đã vượt qua rào cản về sắc tộc, tuổi tác để cùng tham dự cuộc tuyển chọn.
Thời gian gần đây, âm nhạc Hàn Quốc đã mang lại sự ảnh hưởng rất lớn tới thị hiếu nghe nhạc toàn châu Á. Họ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài rất long lanh và những sản phẩm âm nhạc dễ nghe, dễ ăn khách, tạo ra làn sóng người hâm mộ rất mạnh mẽ.
Hàng loạt công ty tìm kiếm tài năng của Hàn Quốc như Entertainment Alpha, SM Entertainment đều đã công bố kế hoạch tổ chức các buổi thử giọng tại nhiều thành phố ở 5 quốc gia khác nhau trong năm nay.
Ngành công nghiệp âm nhạc của Hàn Quốc đã lập ra giải thưởng Mnet Asian Music Awards tại Macau vào năm 2010 và tại Singapore cuối tháng 11, đưa làn sóng K-Pop vượt khỏi biên giới nước này.
"Sau châu Á, đích đến tiếp theo của âm nhạc Hàn Quốc chính là chinh phục toàn thế giới," ông Yun tiết lộ với AFP.
Nghành công nghiệp K-Pop đem lại hàng triệu USD cũng bắt đầu có những bước thăm dò thị trường phương Tây.
Nhóm nhạc Girl's Generation của Hàn Quốc đã có một đêm diễn cháy vé tại quảng trường Madison Garden của New York vào năm ngoái, trong khi Google cho biết họ dự định sẽ thiết lập một kênh Youtube riêng cho nhạc Pop của châu Á.
Theo cuộc khảo sát mà Bộ Văn hóa Hàn Quốc tiến hành năm ngoái, ở châu Á, ước tính có 2,31 triệu người hâm mộ nhạc Hàn Quốc. Các ban nhạc, ca sỹ đều có “fan club” chính thức của mình ở khắp nơi.
Theo nhà nghiên cứu người Singapore Kai Liew Khiun, châu Á đã sản sinh ra các bài hát và điệu nhảy theo kiểu Bollywood, hay nhạc Hoa trong những bộ phim võ thuật Hong Kong. Nhưng dòng nhạc Hàn lại mang lại sự khác biệt hoàn toàn với những trào lưu trong quá khứ.
"Sự lây lan của văn hóa Hàn Quốc là rất đặc biệt vì nó đã không được thành lập dựa trên các yếu tố truyền thống, của sự xâm lấn về kinh tế, hoặc của các cộng đồng lớn như Ấn Độ, Trung Quốc," ông Liew, người nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc trong gần một thập kỷ qua cho biết.
Chanika Sriadulpun - biên tập viên tạp chí The Boy Kimji của Thái Lan nói, "Tôi phải thừa nhận rằng, vẻ ngoài của các ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc chính là lý do để những người Thái yêu thích họ."
Tháng Tám năm ngoái, hàng ngàn người Nhật Bản đã tổ chức cuộc biểu tình để phản đối hãng truyền hình Fuji vì liên tục phát sóng những chương trình của Hàn Quốc. Họ cảm thấy mình bị ép buộc phải xem những chương trình đó.
Một người đã nói: "Chúng tôi không thể chịu đựng được việc ngày nào cũng phải theo dõi những chương trình ấy."
Tuy nhiên, bà Emiko Shimizu, 62 tuổi, một người Tokyo đã nghỉ hưu thì lại tỏ ra rất yêu thích K-Pop và không ngần ngại nhảy múa theo điệu nhạc để thể hiện tình yêu ấy.
Ở Philippines, nhà sản xuất âm nhạc Chris Cahilig cho biết, ông lo ngại rằng, làn sóng K-Pop có thể trở sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tài năng địa phương.
Nhưng nhà nghiên cứu người Singapore Kai Liew Khiun lại không đồng tình với quan điểm đó. Theo ông, văn hóa Hàn Quốc mà đặc biệt là K-Pop có ảnh hưởng tích cực đến nền giải trí châu Á, và có lẽ, thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác nhất./.
Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cô cũng như hàng nghìn các thiếu nữ khác có mặt tại buổi thử giọng ở trung tâm Singapore nhằm tìm kiếm một ban nhạc theo phong cách K-Pop.
"Tôi muốn trở thành người Ấn (người Singapore gốc Ấn) đầu tiên có cơ hội trình diễn trong một nhóm nhạc Hàn Quốc," Sabrina hồ hởi cho biết trước khi bước chân vào phòng thử giọng.
Có rất nhiều thí sinh tham gia vào cuộc thi này với đầy đủ lứa tuổi. Từ những bạn trẻ tuổi thiếu niên, thanh niên cho đến cả những người đã về hưu, hàng triệu người hâm mộ từ tất cả các nước châu Á đã vượt qua rào cản về sắc tộc, tuổi tác để cùng tham dự cuộc tuyển chọn.
Thời gian gần đây, âm nhạc Hàn Quốc đã mang lại sự ảnh hưởng rất lớn tới thị hiếu nghe nhạc toàn châu Á. Họ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài rất long lanh và những sản phẩm âm nhạc dễ nghe, dễ ăn khách, tạo ra làn sóng người hâm mộ rất mạnh mẽ.
Hàng loạt công ty tìm kiếm tài năng của Hàn Quốc như Entertainment Alpha, SM Entertainment đều đã công bố kế hoạch tổ chức các buổi thử giọng tại nhiều thành phố ở 5 quốc gia khác nhau trong năm nay.
Ngành công nghiệp âm nhạc của Hàn Quốc đã lập ra giải thưởng Mnet Asian Music Awards tại Macau vào năm 2010 và tại Singapore cuối tháng 11, đưa làn sóng K-Pop vượt khỏi biên giới nước này.
"Sau châu Á, đích đến tiếp theo của âm nhạc Hàn Quốc chính là chinh phục toàn thế giới," ông Yun tiết lộ với AFP.
Nghành công nghiệp K-Pop đem lại hàng triệu USD cũng bắt đầu có những bước thăm dò thị trường phương Tây.
Nhóm nhạc Girl's Generation của Hàn Quốc đã có một đêm diễn cháy vé tại quảng trường Madison Garden của New York vào năm ngoái, trong khi Google cho biết họ dự định sẽ thiết lập một kênh Youtube riêng cho nhạc Pop của châu Á.
Theo cuộc khảo sát mà Bộ Văn hóa Hàn Quốc tiến hành năm ngoái, ở châu Á, ước tính có 2,31 triệu người hâm mộ nhạc Hàn Quốc. Các ban nhạc, ca sỹ đều có “fan club” chính thức của mình ở khắp nơi.
Theo nhà nghiên cứu người Singapore Kai Liew Khiun, châu Á đã sản sinh ra các bài hát và điệu nhảy theo kiểu Bollywood, hay nhạc Hoa trong những bộ phim võ thuật Hong Kong. Nhưng dòng nhạc Hàn lại mang lại sự khác biệt hoàn toàn với những trào lưu trong quá khứ.
"Sự lây lan của văn hóa Hàn Quốc là rất đặc biệt vì nó đã không được thành lập dựa trên các yếu tố truyền thống, của sự xâm lấn về kinh tế, hoặc của các cộng đồng lớn như Ấn Độ, Trung Quốc," ông Liew, người nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc trong gần một thập kỷ qua cho biết.
Chanika Sriadulpun - biên tập viên tạp chí The Boy Kimji của Thái Lan nói, "Tôi phải thừa nhận rằng, vẻ ngoài của các ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc chính là lý do để những người Thái yêu thích họ."
Tháng Tám năm ngoái, hàng ngàn người Nhật Bản đã tổ chức cuộc biểu tình để phản đối hãng truyền hình Fuji vì liên tục phát sóng những chương trình của Hàn Quốc. Họ cảm thấy mình bị ép buộc phải xem những chương trình đó.
Một người đã nói: "Chúng tôi không thể chịu đựng được việc ngày nào cũng phải theo dõi những chương trình ấy."
Tuy nhiên, bà Emiko Shimizu, 62 tuổi, một người Tokyo đã nghỉ hưu thì lại tỏ ra rất yêu thích K-Pop và không ngần ngại nhảy múa theo điệu nhạc để thể hiện tình yêu ấy.
Ở Philippines, nhà sản xuất âm nhạc Chris Cahilig cho biết, ông lo ngại rằng, làn sóng K-Pop có thể trở sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tài năng địa phương.
Nhưng nhà nghiên cứu người Singapore Kai Liew Khiun lại không đồng tình với quan điểm đó. Theo ông, văn hóa Hàn Quốc mà đặc biệt là K-Pop có ảnh hưởng tích cực đến nền giải trí châu Á, và có lẽ, thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác nhất./.
PV (Vietnam+)