Theo bản báo cáo Đánh giá sức khỏe toàn cầu công bố ngày 13/12 trên tạp chí y học The Lancet, con người hiện sống thọ hơn so với những năm 1970 trung bình là 10 năm, nhưng vấn đề sức khỏe nói chung giảm sút mạnh, vì phải đấu tranh với rất nhiều căn bệnh ung thư mới.
Kết quả do 500 tác giả tổng hợp từ bảy nghiên cứu tại 187 quốc gia cho thấy, so với năm 1970, đến năm 2010 tuổi thọ trung bình của nam giới đã tăng lên 11,1 năm, trong khi ở nữ giới còn cao hơn với 12,1 năm.
Mặc dù con người đang sống thọ hơn nhưng số lượng người mắc các căn bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch...lại nhiều hơn bao giờ hết.
Theo thống kê, có khoảng 291 căn bệnh nguy hiểm nhất đã tác động tới con người.
Nhà nghiên cứu Josh Salomon thuộc Trường Y tế cộng đồng Harvard cũng cho biết trong hơn 20 năm qua, trên toàn cầu, trung bình tuổi thọ của con người đã tăng thêm năm năm nhưng chỉ có khoảng bốn năm tuổi thọ khỏe mạnh.
Báo cáo cho thấy, tại khu vực châu Phi, gánh nặng bệnh tật ngày càng nặng nề với các căn bệnh truyền thống như suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm và các biến chứng sinh sản, tác động ngày càng phổ biến tới giới trẻ.
Còn các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường thường kéo dài trong nhiều năm. Theo thống kê, số người chết do bệnh ung thư và tim mạch chiếm gần hai trong số ba ca tử vong trong năm 2010.
Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập tới số lượng người mắc các bệnh mãn tính khác như rối loạn tâm thần, lạm dụng thuốc, các bệnh liên quan tới cơ bắp và xương gia tăng mạnh mẽ, cùng với sự tấn công ồ ạt của hàng trăm căn bệnh khác đối với sức khỏe của con người./.
Kết quả do 500 tác giả tổng hợp từ bảy nghiên cứu tại 187 quốc gia cho thấy, so với năm 1970, đến năm 2010 tuổi thọ trung bình của nam giới đã tăng lên 11,1 năm, trong khi ở nữ giới còn cao hơn với 12,1 năm.
Mặc dù con người đang sống thọ hơn nhưng số lượng người mắc các căn bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch...lại nhiều hơn bao giờ hết.
Theo thống kê, có khoảng 291 căn bệnh nguy hiểm nhất đã tác động tới con người.
Nhà nghiên cứu Josh Salomon thuộc Trường Y tế cộng đồng Harvard cũng cho biết trong hơn 20 năm qua, trên toàn cầu, trung bình tuổi thọ của con người đã tăng thêm năm năm nhưng chỉ có khoảng bốn năm tuổi thọ khỏe mạnh.
Báo cáo cho thấy, tại khu vực châu Phi, gánh nặng bệnh tật ngày càng nặng nề với các căn bệnh truyền thống như suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm và các biến chứng sinh sản, tác động ngày càng phổ biến tới giới trẻ.
Còn các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường thường kéo dài trong nhiều năm. Theo thống kê, số người chết do bệnh ung thư và tim mạch chiếm gần hai trong số ba ca tử vong trong năm 2010.
Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập tới số lượng người mắc các bệnh mãn tính khác như rối loạn tâm thần, lạm dụng thuốc, các bệnh liên quan tới cơ bắp và xương gia tăng mạnh mẽ, cùng với sự tấn công ồ ạt của hàng trăm căn bệnh khác đối với sức khỏe của con người./.
Thạch Thảo (Vietnam+)