Một công trình nghiên cứu mới đây cho biết tình trạng ấm lên của đại dương trong hơn 50 năm qua phần lớn là do các hoạt động của con người.
Kết quả một công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học khí tượng Mỹ được mô phỏng trên máy tính cho thấy, nếu chỉ dựa vào những thay đổi thất thường của tự nhiên, không ai có thể giải thích được tình trạng ấm lên trên bề mặt của các đại dương trên Trái Đất và con người chính là tác nhân chính gây nên điều này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cho rằng mặc dù quy kết tình trạng ấm lên trên bề mặt các đại dương cho con người không phải là một kết luận mới, nhưng công trình nghiên cứu mới đã kết hợp với nghiên cứu trước đây về tác động của các chu kỳ khí hậu tự nhiên (có thể diễn ra qua nhiều thập kỷ từ những thay đổi do con người gây nên đến môi trường).
Phát biểu ngày 13/6 của nhà khoa học khí hậu Peter Gleckler thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) khẳng định công trình nghiên cứu này sẽ củng cố kết luận cho rằng phần lớn tình trạng ấm lên của đại dương trong hơn 50 năm qua là do các hoạt động của con người.
Những tính toán của nghiên cứu cho thấy giữa bề mặt nước biển và ở độ sâu 700m, trong hơn 50 năm qua, trung bình mỗi thập kỷ các đại dương trên toàn cầu đã nóng lên 0,045 độ C.
Mức nóng lên này thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ấm lên trong bầu khí quyển bởi vì nước bao giờ cũng hấp thụ hơi nóng chậm hơn nhiều. Các đại dương cũng có thể lưu giữ hơi nóng lâu hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết hợp các số liệu dự kiến qua quan sát mức nóng lên trên thực tế của đại dương và sử dụng các mô hình để tái tạo hàng loạt sự kiện khí hậu khác nhau.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học khí hậu Gleckler lãnh đạo đã so sánh các hình thức khí hậu có tác động của con người gây nên lượng khí thải nhà kính và những hình thức khí hậu không có tác động của con người. Sau đó, họ loại bỏ yếu tố con người khỏi quá trình thay đổi khí hậu để xem tình trạng nóng lên diễn biễn ra sao nếu không có tác động của con người.
Nhà khoa học khí hậu Gleckler cho biết, mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm để giải thích ảnh hưởng của các dạng biến đổi khí hậu khác nhau, nhưng vẫn chưa phát hiện được bằng chứng nào cho thấy tính hay biến đổi của khí hậu tự nhiên không thể giải thích tình trạng ấm lên trên các bề mặt của tất cả bảy đại dương.
Do đó, các nhà nghiên cứu khẳng định con người đóng vai trò chủ yếu gây nên tình trạng nóng lên trên toàn cầu./.
Kết quả một công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học khí tượng Mỹ được mô phỏng trên máy tính cho thấy, nếu chỉ dựa vào những thay đổi thất thường của tự nhiên, không ai có thể giải thích được tình trạng ấm lên trên bề mặt của các đại dương trên Trái Đất và con người chính là tác nhân chính gây nên điều này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cho rằng mặc dù quy kết tình trạng ấm lên trên bề mặt các đại dương cho con người không phải là một kết luận mới, nhưng công trình nghiên cứu mới đã kết hợp với nghiên cứu trước đây về tác động của các chu kỳ khí hậu tự nhiên (có thể diễn ra qua nhiều thập kỷ từ những thay đổi do con người gây nên đến môi trường).
Phát biểu ngày 13/6 của nhà khoa học khí hậu Peter Gleckler thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) khẳng định công trình nghiên cứu này sẽ củng cố kết luận cho rằng phần lớn tình trạng ấm lên của đại dương trong hơn 50 năm qua là do các hoạt động của con người.
Những tính toán của nghiên cứu cho thấy giữa bề mặt nước biển và ở độ sâu 700m, trong hơn 50 năm qua, trung bình mỗi thập kỷ các đại dương trên toàn cầu đã nóng lên 0,045 độ C.
Mức nóng lên này thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ấm lên trong bầu khí quyển bởi vì nước bao giờ cũng hấp thụ hơi nóng chậm hơn nhiều. Các đại dương cũng có thể lưu giữ hơi nóng lâu hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết hợp các số liệu dự kiến qua quan sát mức nóng lên trên thực tế của đại dương và sử dụng các mô hình để tái tạo hàng loạt sự kiện khí hậu khác nhau.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học khí hậu Gleckler lãnh đạo đã so sánh các hình thức khí hậu có tác động của con người gây nên lượng khí thải nhà kính và những hình thức khí hậu không có tác động của con người. Sau đó, họ loại bỏ yếu tố con người khỏi quá trình thay đổi khí hậu để xem tình trạng nóng lên diễn biễn ra sao nếu không có tác động của con người.
Nhà khoa học khí hậu Gleckler cho biết, mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm để giải thích ảnh hưởng của các dạng biến đổi khí hậu khác nhau, nhưng vẫn chưa phát hiện được bằng chứng nào cho thấy tính hay biến đổi của khí hậu tự nhiên không thể giải thích tình trạng ấm lên trên các bề mặt của tất cả bảy đại dương.
Do đó, các nhà nghiên cứu khẳng định con người đóng vai trò chủ yếu gây nên tình trạng nóng lên trên toàn cầu./.
(TTXVN)