Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp đảo ngược tuổi già, khám phá bí mật của tuổi trẻ, đặt nền móng cho khả năng chế tạo loại thuốc giúp con người luôn giữ được vẻ thanh xuân.
Nhờ loại thuốc trên con người có thể sẽ sống lâu hơn, giữ được tuổi trẻ lâu hơn và không còn lo ngại về những loại bệnh như Alzheimer (giảm trí nhớ), tim mạch, da nhiều nếp nhăn, tóc khô, rụng và bạc, đồng thời giúp chúng ta duy trì lâu dài sự trẻ trung.
Nghiên cứu trên được tiến hành bởi nhà ung thư học người Mỹ Ronald DePinho làm việc tại trường Đại học Harvard, Mỹ. Với nghiên cứu này, lần đần tiên trên thế giới, người ta đã đảo ngược được tác động của quá trình lão hóa ở động vật - chuột thí nghiêm.
Trước thí nghiệm, các biểu hiện ở da, não, ruột và các cơ quan nội tạng khác của chuột thí nghiệm tương đương với những biểu hiện của các cơ quan tương tự ở một người già ở tuổi 80.
Tuy nhiên, sau hai tháng được cho uống loại thuốc kích thích một loại enzyme chủ chốt, cơ thể những con vật thí nghiệm đã tạo ra rất nhiều tế bào mới đến nỗi chúng hầu như trẻ lại hoàn toàn. Điều đặc biệt là những chú chuột già được trẻ hóa đã phục hồi khả năng sinh sản cao và trở thành bố của rất nhiều chuột con.
Nguồn gốc tạo ra sự thay đổi đột phá này chính là các kết cấu được gọi là telomeres - các đồng hồ sinh học nhỏ bé bịt ở hai đầu của các bộ nhiếm sắc thể (chromosomes) bảo vệ chúng khỏi bị hư hại.
Cùng với thời gian, các telomeres ngày càng ngắn đi làm tăng khả năng mắc các bệnh tuổi già như Alzheimer. Tới một thời điểm nào đó, các telomeres trở nên ngắn đến nỗi khiến tế bào bị chết. Loại enzyme có tên gọi telomerase có thể xây dựng lại các mũ bịt telomeres, song thông thường nó “ngủ yên” trong cơ thể con người.
Ông DePinho đã thành công trong việc kích hoạt cho loại enzyme đó hoạt động trở lại trong cơ thể các con chuột thí nghiệm (được làm già sớm để mô phỏng tiến trình lão hóa ở người). Ông hy vọng kỹ thuật này sẽ giúp ngăn chặn hoặc chí ít làm chậm tiến trình lão hóa, và khả năng chế ra loại thuốc “cải lão hoàn đồng” cho con người.
Tuy nhiên, điều bất cập là mức độ telomeres cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư, và một loại thuốc dường như sẽ không giải quyết được tất cả các ván đề của tuổi già.
Steven Artandi, một chuyên gia telomeres làm việc tại trường Đại học Stanford nói rằng lão hóa là một tiến trình phức tạp, bởi vậy mặc dù chúng ta cho rằng telomeres rất quan trọng, song cũng có các yêu tố khác ảnh hưởng tới quá trình này. Bởi vậy theo ông, đây là một nghiên cứu "rất tuyệt,” song có lẽ phải hơn 10 năm nữa có được loại thuốc giúp con người “trẻ mãi” với thời gian./.
Nhờ loại thuốc trên con người có thể sẽ sống lâu hơn, giữ được tuổi trẻ lâu hơn và không còn lo ngại về những loại bệnh như Alzheimer (giảm trí nhớ), tim mạch, da nhiều nếp nhăn, tóc khô, rụng và bạc, đồng thời giúp chúng ta duy trì lâu dài sự trẻ trung.
Nghiên cứu trên được tiến hành bởi nhà ung thư học người Mỹ Ronald DePinho làm việc tại trường Đại học Harvard, Mỹ. Với nghiên cứu này, lần đần tiên trên thế giới, người ta đã đảo ngược được tác động của quá trình lão hóa ở động vật - chuột thí nghiêm.
Trước thí nghiệm, các biểu hiện ở da, não, ruột và các cơ quan nội tạng khác của chuột thí nghiệm tương đương với những biểu hiện của các cơ quan tương tự ở một người già ở tuổi 80.
Tuy nhiên, sau hai tháng được cho uống loại thuốc kích thích một loại enzyme chủ chốt, cơ thể những con vật thí nghiệm đã tạo ra rất nhiều tế bào mới đến nỗi chúng hầu như trẻ lại hoàn toàn. Điều đặc biệt là những chú chuột già được trẻ hóa đã phục hồi khả năng sinh sản cao và trở thành bố của rất nhiều chuột con.
Nguồn gốc tạo ra sự thay đổi đột phá này chính là các kết cấu được gọi là telomeres - các đồng hồ sinh học nhỏ bé bịt ở hai đầu của các bộ nhiếm sắc thể (chromosomes) bảo vệ chúng khỏi bị hư hại.
Cùng với thời gian, các telomeres ngày càng ngắn đi làm tăng khả năng mắc các bệnh tuổi già như Alzheimer. Tới một thời điểm nào đó, các telomeres trở nên ngắn đến nỗi khiến tế bào bị chết. Loại enzyme có tên gọi telomerase có thể xây dựng lại các mũ bịt telomeres, song thông thường nó “ngủ yên” trong cơ thể con người.
Ông DePinho đã thành công trong việc kích hoạt cho loại enzyme đó hoạt động trở lại trong cơ thể các con chuột thí nghiệm (được làm già sớm để mô phỏng tiến trình lão hóa ở người). Ông hy vọng kỹ thuật này sẽ giúp ngăn chặn hoặc chí ít làm chậm tiến trình lão hóa, và khả năng chế ra loại thuốc “cải lão hoàn đồng” cho con người.
Tuy nhiên, điều bất cập là mức độ telomeres cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư, và một loại thuốc dường như sẽ không giải quyết được tất cả các ván đề của tuổi già.
Steven Artandi, một chuyên gia telomeres làm việc tại trường Đại học Stanford nói rằng lão hóa là một tiến trình phức tạp, bởi vậy mặc dù chúng ta cho rằng telomeres rất quan trọng, song cũng có các yêu tố khác ảnh hưởng tới quá trình này. Bởi vậy theo ông, đây là một nghiên cứu "rất tuyệt,” song có lẽ phải hơn 10 năm nữa có được loại thuốc giúp con người “trẻ mãi” với thời gian./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)