Khoảng một tháng nay, khu vực di tích Cồn Kiếm, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương có khoảng 5-7 tàu khai thác cát công suất lớn, trọng tải chừng 200m3, ngày đêm hút cát, làm ảnh hưởng đến di tích Cồn Kiếm thuộc Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Theo quan sát, đoạn sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu) khu vực Cồn Kiếm dài khoảng 1km, có 6-7 chiếc tàu, vận hành hết công suất hút cát. Mỗi tàu có khoảng 10 người đang dùng các đoạn ống to, dài thả xuống sông ùng ục hút cát. Khoảng cách từ bãi đá cổ, có lá cờ di tích ở Cồn Kiếm đến khu vực các tàu khai thác cát khá gần.
Theo người dân thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo, các tàu khai thác cát đã hoạt động hết công suất, trung bình mỗi tàu khai thác hai chuyến cát/ngày đêm. Các tàu này ban ngày khai thác cát ở khu vực xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, ban đêm kéo sang khai thác cát gần khu vực Cồn Kiếm.
Ông Phạm Hữu Hồng, Trưởng Công an xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh cho biết tình trạng khai thác cát trộm đoạn sông ở Cồn Kiếm diễn ra khoảng 1 tháng nay. Nhiều lần công an xã phát hiện, khi kiểm tra, tàu khai thác cát lại dạt về phía Bắc Giang nên rất khó xử lý. Việc ngăn chặn, kiểm soát các tàu khai thác cát gặp nhiều khó khăn vì nhân lực thiếu, phương tiện thô sơ, kinh phí ít. Đặc biệt, đoạn sông này giáp xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nên rất khó quản lý.
Hiện nay, người dân ở đây rất bức xúc vì tàu khai thác cát không chỉ ảnh hưởng đến di tích Cồn Kiếm mà tiếng của động cơ tàu đã ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, nhất là vào ban đêm. Nếu việc khai thác cát không sớm ngăn chặn, Cồn Kiếm sẽ có nguy cơ bị biến mất. Các cơ quan chức năng, tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh và xã Hưng Đạo cần thực hiện các biện pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác cát, bảo vệ di tích trước khi quá muộn.
Cồn Kiếm dài 200m, nằm trên sông Thương. Tương truyền đây là nơi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn để lại thanh kiếm thần, đã giúp đánh bại quân Nguyên-Mông. "Thanh kiếm” này là biểu tượng trị thủy, ngăn chặn thủy quái quấy nhiễu dân lành, không cho dâng nước gây lụt lội làm hại con người./.
Theo quan sát, đoạn sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu) khu vực Cồn Kiếm dài khoảng 1km, có 6-7 chiếc tàu, vận hành hết công suất hút cát. Mỗi tàu có khoảng 10 người đang dùng các đoạn ống to, dài thả xuống sông ùng ục hút cát. Khoảng cách từ bãi đá cổ, có lá cờ di tích ở Cồn Kiếm đến khu vực các tàu khai thác cát khá gần.
Theo người dân thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo, các tàu khai thác cát đã hoạt động hết công suất, trung bình mỗi tàu khai thác hai chuyến cát/ngày đêm. Các tàu này ban ngày khai thác cát ở khu vực xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, ban đêm kéo sang khai thác cát gần khu vực Cồn Kiếm.
Ông Phạm Hữu Hồng, Trưởng Công an xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh cho biết tình trạng khai thác cát trộm đoạn sông ở Cồn Kiếm diễn ra khoảng 1 tháng nay. Nhiều lần công an xã phát hiện, khi kiểm tra, tàu khai thác cát lại dạt về phía Bắc Giang nên rất khó xử lý. Việc ngăn chặn, kiểm soát các tàu khai thác cát gặp nhiều khó khăn vì nhân lực thiếu, phương tiện thô sơ, kinh phí ít. Đặc biệt, đoạn sông này giáp xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nên rất khó quản lý.
Hiện nay, người dân ở đây rất bức xúc vì tàu khai thác cát không chỉ ảnh hưởng đến di tích Cồn Kiếm mà tiếng của động cơ tàu đã ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, nhất là vào ban đêm. Nếu việc khai thác cát không sớm ngăn chặn, Cồn Kiếm sẽ có nguy cơ bị biến mất. Các cơ quan chức năng, tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh và xã Hưng Đạo cần thực hiện các biện pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác cát, bảo vệ di tích trước khi quá muộn.
Cồn Kiếm dài 200m, nằm trên sông Thương. Tương truyền đây là nơi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn để lại thanh kiếm thần, đã giúp đánh bại quân Nguyên-Mông. "Thanh kiếm” này là biểu tượng trị thủy, ngăn chặn thủy quái quấy nhiễu dân lành, không cho dâng nước gây lụt lội làm hại con người./.
Trần Tiến Duẩn (Vietnam+)