Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực tránh để kinh tế bị hạ cánh cứng, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới chặn lại được sự trì trệ, để lấy lại được nhịp độ tăng trưởng thần kỳ hơn 10% như cách đây vài năm thì còn phải trải qua một chặng đường dài đầy gian khó.
Khởi sắc sau hai năm tăng trưởng èo uột
Theo số liệu chính thức mới được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 7,8%, là tốc độ chậm nhất trong 13 năm.
Nhưng nếu xét kỹ trong từng quý của năm qua thì GDP quý IV năm 2012 đã phục hồi trở lại, đạt 7,9% nhờ đầu tư và chi tiêu tiêu dùng được cải thiện.
Tốc độ này đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi 7 quý liên tiếp tăng trưởng giảm và ghi dấu bước tiến dài so với tốc độ tăng trưởng 7,4% của quý III và 7,6% của quý II. Theo thống kê sơ bộ, giá trị GDP năm 2012 của Trung Quốc đạt 51,93 nghìn tỷ NDT (8,28 nghìn tỷ USD).
Trong bối cảnh tăng trưởng ì ạch, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra một loạt các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, giúp đảo ngược tình thế.
Đó là chuyển ưu tiên hàng đầu từ kiềm chế lạm phát sang ổn định tăng trưởng thông qua hai đợt hạ lãi suất cơ bản, nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại và thông qua các dự án sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD cũng như đẩy nhanh việc giảm thuế để kích thích kinh tế. Nhờ đó nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện nhiều điểm sáng.
Trong năm 2012, sản lượng công nghiệp của cả nền kinh tế tăng 10% và đầu tư tài sản cố định, một thước đo đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cũng tăng 20,6% đạt 36,5 nghìn tỷ NDT (chiếm khoảng 70% GDP).
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), tính tới cuối năm 2012, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên 3,31 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 2/2012, chủ yếu nhờ thặng dư thương mại không ngừng tăng lên trong vài thập niên qua, khi Trung Quốc soán ngôi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ tay Nhật Bản.
Về ngoại thương, Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế "cỗ máy" xuất khẩu hàng đầu thế giới, dù rằng hiệu suất vẫn ở mức trung bình. Thặng dư thương mại năm 2012 đã tăng tới 48,1% lên 231,1 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7,9% lên 2,05 nghìn tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 4,3% lên 1,82 nghìn tỷ USD.
Dù khối lượng thương mại chỉ tăng 6,2%, không đạt mục tiêu 10% đã đề ra do đà phục hồi của kinh tế toàn cầu chậm lại đáng kể, nhu cầu của thị trường bên ngoài yếu và kinh tế trong nước đứng trước sức ép giảm tốc khá lớn, song vẫn là kết quả rất đáng ghi nhận và là cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, năm 2012, Trung Quốc đã đầu tư vào các lĩnh vực phi tài chính ở nước ngoài với số tiền 77,22 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm trước. Số tiền này được đầu tư vào 4.425 doanh nghiệp ở 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó số vốn đầu tư vào Nga, Mỹ và Nhật Bản đều tăng rất mạnh.
Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Trung Quốc trong năm 2012 lại giảm 3,7% xuống 111,72 tỷ USD, trong đó vốn FDI từ Liên minh châu Âu giảm 3,8% xuống 6,11 tỷ USD.
Tuy nhiên, vốn đầu tư từ Mỹ vào nước này lại tăng 4,5% lên 3,12 tỷ USD, trong khi vốn đầu tư từ Nhật Bản tăng 16,3% lên 7,38 tỷ USD. Bộ cho rằng "đà tăng trưởng đầu tư từ các nước phát triển, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, vẫn rất tốt."
Thách thức năm 2013
Mặc dù vậy, những thách thức kinh tế đặt ra cho ban lãnh đạo mới của Trung Quốc trong năm nay không phải là ít. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và tăng trưởng kinh tế trong nước vốn dựa vào xuất khẩu chưa ổn định, Chính phủ Trung Quốc hiện đang chuyển hướng tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng và dịch vụ trong nước, coi đó là động cơ tăng trưởng mới.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đưa tiêu dùng làm đầu tàu tăng trưởng duy nhất mà phải tiếp tục phát triển lĩnh vực chế tạo mà Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Lĩnh vực chế tạo Trung Quốc chiếm tới 19,8% tổng sản lượng toàn cầu, nhưng khả năng đổi mới của lĩnh vực này vẫn tương đối thấp, trong đó các ngành công nghiệp công nghệ cao và cần nhiều tri thức chưa thể cạnh tranh trên toàn cầu.
Tính trung bình, quy mô các doanh nghiệp công nghiệp của Trung Quốc vẫn tương đối nhỏ, và năng suất lao động vẫn rất thấp, chỉ bằng 4,4% của Mỹ và Nhật Bản, và 5,6% của Đức.
Việc thị trường lao động giá rẻ của Trung Quốc bị thu hẹp đang làm tăng chi phí lao động và giảm tỷ lệ lợi nhuận trên vốn. Trong thập kỷ tới, khi công nhân Trung Quốc yêu cầu tăng lương, đòi hỏi phúc lợi cao hơn và cải thiện điều kiện làm việc, Trung Quốc có thể bị mất lợi thế cạnh tranh, đã giúp ngành chế tạo của họ hưng thịnh.
Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi khác, trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và các nước Đông Âu đang cạnh tranh giành vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc.
IHS Global Insight cho rằng đà thương mại khởi sắc cuối năm ngoái có thể không kéo dài sang năm 2013, khi nhu cầu từ thị trường châu Âu vẫn giảm và kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng chậm. Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đối mặt với một năm 2013 đầy khó khăn, thậm chí là không được như trong năm 2012.
Mặc dù tin rằng nền kinh tế Trung Quốc được cải thiện sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tại các thị trường đang nổi, song ông Rick Rieder, người phụ trách đầu tư tại công ty BlackRock Inc, vẫn thận trọng bởi triển vọng tăng trưởng cao hơn có thể dẫn tới việc tăng lạm phát.
Ông Robertson coi tình trạng tăng giá phi mã tại Trung Quốc là một trong ba rủi ro hàng đầu cần theo dõi trong năm 2013, cùng với lãi suất trái phiếu châu Âu và chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ.
Nếu lạm phát tăng cao, Trung Quốc có thể bị buộc phải thực thi các chính sách đối phó và khiến giá cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm như trong gần hai năm qua. Nguy hiểm hơn là việc lạm phát tại Trung Quốc tăng có những tác động tiêu cực đối với các thị trường vốn trên thế giới bởi vì lạm phát thấp là yếu tố chủ chốt hỗ trợ sự phục hồi trong nền kinh tế toàn cầu.
Cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh cũng chỉ ra rằng tuy là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, song GDP bình quân đầu người của Trung Quốc mới chỉ đạt khoảng 5.400 USD, đứng thứ 94 trên thế giới.
Trên thực tế, sau cải cách mở cửa, chỉ có một số ít người ở Trung Quốc trở nên giàu có, còn đại bộ phận, nhất là người dân ở các khu vực xa xôi, vẫn không có cách nào thoát nghèo.
Về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2013, Ngân hàng Thế giới dự đoán nước này sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5%, cao hơn so với các nước phương Tây và Nhật Bản.
Còn Ngân hàng Societe Generale nhận định nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đối mặt với nguy cơ "hạ cánh cứng" trong năm nay, với tăng trưởng giảm xuống dưới 6%. Chính phủ Trung Quốc dự báo tốc độ tăng trưởng năm nay chỉ trong khoảng từ 7,5% đến 8%./.
Khởi sắc sau hai năm tăng trưởng èo uột
Theo số liệu chính thức mới được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 7,8%, là tốc độ chậm nhất trong 13 năm.
Nhưng nếu xét kỹ trong từng quý của năm qua thì GDP quý IV năm 2012 đã phục hồi trở lại, đạt 7,9% nhờ đầu tư và chi tiêu tiêu dùng được cải thiện.
Tốc độ này đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi 7 quý liên tiếp tăng trưởng giảm và ghi dấu bước tiến dài so với tốc độ tăng trưởng 7,4% của quý III và 7,6% của quý II. Theo thống kê sơ bộ, giá trị GDP năm 2012 của Trung Quốc đạt 51,93 nghìn tỷ NDT (8,28 nghìn tỷ USD).
Trong bối cảnh tăng trưởng ì ạch, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra một loạt các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, giúp đảo ngược tình thế.
Đó là chuyển ưu tiên hàng đầu từ kiềm chế lạm phát sang ổn định tăng trưởng thông qua hai đợt hạ lãi suất cơ bản, nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại và thông qua các dự án sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD cũng như đẩy nhanh việc giảm thuế để kích thích kinh tế. Nhờ đó nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện nhiều điểm sáng.
Trong năm 2012, sản lượng công nghiệp của cả nền kinh tế tăng 10% và đầu tư tài sản cố định, một thước đo đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cũng tăng 20,6% đạt 36,5 nghìn tỷ NDT (chiếm khoảng 70% GDP).
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), tính tới cuối năm 2012, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên 3,31 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 2/2012, chủ yếu nhờ thặng dư thương mại không ngừng tăng lên trong vài thập niên qua, khi Trung Quốc soán ngôi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ tay Nhật Bản.
Về ngoại thương, Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế "cỗ máy" xuất khẩu hàng đầu thế giới, dù rằng hiệu suất vẫn ở mức trung bình. Thặng dư thương mại năm 2012 đã tăng tới 48,1% lên 231,1 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7,9% lên 2,05 nghìn tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 4,3% lên 1,82 nghìn tỷ USD.
Dù khối lượng thương mại chỉ tăng 6,2%, không đạt mục tiêu 10% đã đề ra do đà phục hồi của kinh tế toàn cầu chậm lại đáng kể, nhu cầu của thị trường bên ngoài yếu và kinh tế trong nước đứng trước sức ép giảm tốc khá lớn, song vẫn là kết quả rất đáng ghi nhận và là cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, năm 2012, Trung Quốc đã đầu tư vào các lĩnh vực phi tài chính ở nước ngoài với số tiền 77,22 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm trước. Số tiền này được đầu tư vào 4.425 doanh nghiệp ở 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó số vốn đầu tư vào Nga, Mỹ và Nhật Bản đều tăng rất mạnh.
Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Trung Quốc trong năm 2012 lại giảm 3,7% xuống 111,72 tỷ USD, trong đó vốn FDI từ Liên minh châu Âu giảm 3,8% xuống 6,11 tỷ USD.
Tuy nhiên, vốn đầu tư từ Mỹ vào nước này lại tăng 4,5% lên 3,12 tỷ USD, trong khi vốn đầu tư từ Nhật Bản tăng 16,3% lên 7,38 tỷ USD. Bộ cho rằng "đà tăng trưởng đầu tư từ các nước phát triển, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, vẫn rất tốt."
Thách thức năm 2013
Mặc dù vậy, những thách thức kinh tế đặt ra cho ban lãnh đạo mới của Trung Quốc trong năm nay không phải là ít. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và tăng trưởng kinh tế trong nước vốn dựa vào xuất khẩu chưa ổn định, Chính phủ Trung Quốc hiện đang chuyển hướng tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng và dịch vụ trong nước, coi đó là động cơ tăng trưởng mới.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đưa tiêu dùng làm đầu tàu tăng trưởng duy nhất mà phải tiếp tục phát triển lĩnh vực chế tạo mà Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Lĩnh vực chế tạo Trung Quốc chiếm tới 19,8% tổng sản lượng toàn cầu, nhưng khả năng đổi mới của lĩnh vực này vẫn tương đối thấp, trong đó các ngành công nghiệp công nghệ cao và cần nhiều tri thức chưa thể cạnh tranh trên toàn cầu.
Tính trung bình, quy mô các doanh nghiệp công nghiệp của Trung Quốc vẫn tương đối nhỏ, và năng suất lao động vẫn rất thấp, chỉ bằng 4,4% của Mỹ và Nhật Bản, và 5,6% của Đức.
Việc thị trường lao động giá rẻ của Trung Quốc bị thu hẹp đang làm tăng chi phí lao động và giảm tỷ lệ lợi nhuận trên vốn. Trong thập kỷ tới, khi công nhân Trung Quốc yêu cầu tăng lương, đòi hỏi phúc lợi cao hơn và cải thiện điều kiện làm việc, Trung Quốc có thể bị mất lợi thế cạnh tranh, đã giúp ngành chế tạo của họ hưng thịnh.
Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi khác, trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và các nước Đông Âu đang cạnh tranh giành vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc.
IHS Global Insight cho rằng đà thương mại khởi sắc cuối năm ngoái có thể không kéo dài sang năm 2013, khi nhu cầu từ thị trường châu Âu vẫn giảm và kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng chậm. Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đối mặt với một năm 2013 đầy khó khăn, thậm chí là không được như trong năm 2012.
Mặc dù tin rằng nền kinh tế Trung Quốc được cải thiện sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tại các thị trường đang nổi, song ông Rick Rieder, người phụ trách đầu tư tại công ty BlackRock Inc, vẫn thận trọng bởi triển vọng tăng trưởng cao hơn có thể dẫn tới việc tăng lạm phát.
Ông Robertson coi tình trạng tăng giá phi mã tại Trung Quốc là một trong ba rủi ro hàng đầu cần theo dõi trong năm 2013, cùng với lãi suất trái phiếu châu Âu và chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ.
Nếu lạm phát tăng cao, Trung Quốc có thể bị buộc phải thực thi các chính sách đối phó và khiến giá cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm như trong gần hai năm qua. Nguy hiểm hơn là việc lạm phát tại Trung Quốc tăng có những tác động tiêu cực đối với các thị trường vốn trên thế giới bởi vì lạm phát thấp là yếu tố chủ chốt hỗ trợ sự phục hồi trong nền kinh tế toàn cầu.
Cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh cũng chỉ ra rằng tuy là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, song GDP bình quân đầu người của Trung Quốc mới chỉ đạt khoảng 5.400 USD, đứng thứ 94 trên thế giới.
Trên thực tế, sau cải cách mở cửa, chỉ có một số ít người ở Trung Quốc trở nên giàu có, còn đại bộ phận, nhất là người dân ở các khu vực xa xôi, vẫn không có cách nào thoát nghèo.
Về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2013, Ngân hàng Thế giới dự đoán nước này sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5%, cao hơn so với các nước phương Tây và Nhật Bản.
Còn Ngân hàng Societe Generale nhận định nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đối mặt với nguy cơ "hạ cánh cứng" trong năm nay, với tăng trưởng giảm xuống dưới 6%. Chính phủ Trung Quốc dự báo tốc độ tăng trưởng năm nay chỉ trong khoảng từ 7,5% đến 8%./.
Hoàng Hà (TTXVN)