Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố, những đứa trẻ của các sản phụ cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao.
Nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu Học Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học King London (Anh) hợp tác thực hiện.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân nhóm đối với các sản phụ có độ tuổi khác nhau, kết quả cho thấy, con cái của các sản phụ trên 35 tuổi có 30% nguy cơ mắc bệnh tự kỷ so với những sản phụ dưới 35 tuổi. Còn đối với các sản phụ dưới 20 tuổi, nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Ông Sven Sandin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán, điều này có thể có liên quan đến yếu tố môi trường và sự thay đổi gen của sản phụ lớn tuổi.
Bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh nghiêm trọng, bệnh thường xuất hiện trước ba tuổi với triệu chứng chủ yếu như lạnh lùng, chối giao tiếp, chậm phát triển ngôn ngữ, lặp đi lặp lại hành động một cách dập khuôn, phạm vi hoạt động và hứng thú hạn chế rõ rệt.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, nguyên nhân gây bệnh tự kỷ do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã từng bước chỉ ra rằng, các nhân tố phi di truyền như môi trường cũng liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ./.
Nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu Học Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học King London (Anh) hợp tác thực hiện.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân nhóm đối với các sản phụ có độ tuổi khác nhau, kết quả cho thấy, con cái của các sản phụ trên 35 tuổi có 30% nguy cơ mắc bệnh tự kỷ so với những sản phụ dưới 35 tuổi. Còn đối với các sản phụ dưới 20 tuổi, nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Ông Sven Sandin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán, điều này có thể có liên quan đến yếu tố môi trường và sự thay đổi gen của sản phụ lớn tuổi.
Bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh nghiêm trọng, bệnh thường xuất hiện trước ba tuổi với triệu chứng chủ yếu như lạnh lùng, chối giao tiếp, chậm phát triển ngôn ngữ, lặp đi lặp lại hành động một cách dập khuôn, phạm vi hoạt động và hứng thú hạn chế rõ rệt.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, nguyên nhân gây bệnh tự kỷ do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã từng bước chỉ ra rằng, các nhân tố phi di truyền như môi trường cũng liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ./.
Thùy Linh (Vietnam+)