Cách đây chưa lâu, khi tìm điểm đến cho dòng vốn đầu tư trên vùng đất Mỹ Latinh giàu tiềm năng, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài đều lựa chọn Brazil và Mexico hoặc đôi lúc là Chile.
Tuy nhiên, với sự nổi lên trong thời gian gần đây của Columbia và Peru, nhiều nhà đầu tư đã phải thay đổi quan điểm. Với dân số trẻ, một nền kinh tế tăng trưởng cao và tỷ lệ nợ công tương đối thấp, các nước này đang nổi lên như những “con hổ kinh tế” mới của Mỹ Latinh.
Con đường tăng trưởng
Theo mạng tin Market Watch, sau khi trải qua thời kỳ siêu lạm phát và nhiều khó khăn kinh tế, trong những năm đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ 20, Peru bắt đầu mở cửa nền kinh tế và tiến hành cải cách.
Chính quyền nước này đã tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh và dỡ bỏ các rào cản kinh tế. Nhờ vậy, Peru, quốc gia có nguồn kim loại phong phú, đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty khai khoáng nước ngoài.
Hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài đã đổ vào ngành khai khoáng của nền kinh tế lớn thứ sáu ở Mỹ Latinh, biến ngành này trở thành một nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Chính phủ Peru.
Trong giai đoạn 1999-2005, xuất khẩu đã đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở Peru.
Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Guillermo Arbe Carbonel của ngân hàng Scotiabank có trụ sở ở Lima, kể từ năm 2006 đến nay, các nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực như dịch vụ, xây dựng, cơ khí và khai khoáng mới chính là động lực tăng trưởng mới của Peru.
Khác với Peru, con đường phát triển của Columbia chông gai hơn.
Trong quá khứ, nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latinh này đã bị tàn phá trong cuộc chiến giữa quân chính phủ và các phần tử nổi dậy FARC. Bất ổn chính trị là môi trường thuận lợi để nạn kinh doanh ma túy hoành hành ở quốc gia Mỹ Latinh này.
Bằng cách tăng cường sức mạnh của quân đội và theo dõi các tên trùm buôn bán ma túy, hiện nay Columbia đã tạm thời đẩy lui vấn nạn này và vươn lên từ đống tro tàn của cuộc nội chiến mà trên thực tế vẫn còn kéo dài dai dẳng tới ngày nay. Có vẻ như Columbia đã thuyết phục được các nhà đầu tư nước ngoài rằng những thay đổi tích cực đang diễn ra ở đây.
Con đường tăng trưởng của Columbia có một điểm giống với Peru đó là nhờ vào sự bùng nổ của nền sản xuất hàng hóa.
Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của Columbia không phụ thuộc nhiều vào ngành khai khoáng như Peru. Thay vào đó, các lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng.
Nếu Columbia có thể tăng sản lượng dầu khí từ mức 1,1 triệu thùng/ngày hiện nay lên 1,5 triệu thùng/ngày trong vòng 5 năm tới và nếu giá dầu và năng lượng không giảm mạnh, Columbia có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào ngành năng lượng.
Nhờ nguồn thu từ lĩnh vực năng lượng, Chính phủ Columbia đã tăng cường đầu tư để tái thiết cơ sở hạ tầng và mở rộng hệ thống an sinh xã hội.
Chính quyền của Tổng thống Juan Manuel Santos đã hứa chi 100 tỷ USD trong 10 năm tới cho các công trình hạ tầng, đồng thời cam kết xây dựng 100.000 ngôi nhà để tặng miễn phí cho các hộ nghèo.
Thành hổ
Có thể nói, Columbia và Peru đều có đặc trưng chung của những “con hổ kinh tế” là tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm ngoái, Peru - nền kinh tế lớn thứ sáu ở Mỹ Latinh - đã đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 6,9%, trong khi nền kinh tế láng giềng Columbia cũng đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%.
Đáng chú ý, trong năm 2012, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đà tăng trưởng đang chậm lại của Trung Quốc và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa của Mỹ, IMF vẫn dự báo kinh tế Peru sẽ tăng trưởng 5,5%. Con số này với Columbia là 4,7%. IMF cũng cho rằng đà tăng trưởng của các nước này có thể sẽ vẫn tiếp tục trong những năm tới.
Mặc dù tăng trưởng với tốc độ cao nhưng Columbia và Peru đều đang kiểm soát lạm phát khá tốt và có những đồng tiền mạnh, ổn định.
Hai nền kinh tế này đều được các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế có uy tín như Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s xếp hạng cao hơn so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực này.
Columbia và Peru cũng nằm trong danh sách 6 nền kinh tế ở Mỹ Latinh có “rủi ro tín dụng thấp” của Euler Hermes - một công ty con của tập đoàn bảo hiểm toàn cầu Allianz.
Trong bối cảnh đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào hai nước Mỹ Latinh này.
Theo dự báo của InterBolsa, năm ngoái, dòng vốn FDI vào Columbia đã tăng tới 4,1% trong tổng GDP. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 4,5% trong năm 2012 và 5% trong năm 2013.
Thách thức còn nhiều
Mặc dù được mệnh danh là những “con hổ kinh tế” nhưng cả Columbia và Peru đều đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Thách thức đầu tiên là xu hướng giảm giá năng lượng và kim loại trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây. Nếu xu hướng này tiếp tục, những nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên như Columbia và Peru sẽ rất dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, một sự suy giảm nhu cầu, nhất là từ Trung Quốc – một trong những đối tác thương mại lớn nhất của khu vực Mỹ Latinh, có thể sẽ làm suy giảm tăng trưởng của các nước này và đổi hướng dòng vốn FDI.
Mặt khác, cho dù tăng trưởng với tốc độ cao nhưng tỷ lệ đói nghèo ở Peru vẫn khoảng 30%.
Nhà kinh tế Hugo Perea Flores của tổ chức BBVA Continental có trụ sở ở Lima, nói: “Bất cứ cú sốc bên ngoài nào cũng có thể khiến nhiều người ở Peru quay trở lại với cuộc sống nghèo đói”.
Không chỉ đói nghèo, nền kinh tế này còn phải đối mặt với vấn nạn tham nhũng, hiện tượng đôla hóa và có một cơ sở hạ tầng yếu kém.
Trong khi đó, với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10,8%, Columbia vẫn là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh.
Nếu kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng và bóng ma nội chiến có thể sẽ quay trở lại với Columbia./.
Tuy nhiên, với sự nổi lên trong thời gian gần đây của Columbia và Peru, nhiều nhà đầu tư đã phải thay đổi quan điểm. Với dân số trẻ, một nền kinh tế tăng trưởng cao và tỷ lệ nợ công tương đối thấp, các nước này đang nổi lên như những “con hổ kinh tế” mới của Mỹ Latinh.
Con đường tăng trưởng
Theo mạng tin Market Watch, sau khi trải qua thời kỳ siêu lạm phát và nhiều khó khăn kinh tế, trong những năm đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ 20, Peru bắt đầu mở cửa nền kinh tế và tiến hành cải cách.
Chính quyền nước này đã tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh và dỡ bỏ các rào cản kinh tế. Nhờ vậy, Peru, quốc gia có nguồn kim loại phong phú, đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty khai khoáng nước ngoài.
Hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài đã đổ vào ngành khai khoáng của nền kinh tế lớn thứ sáu ở Mỹ Latinh, biến ngành này trở thành một nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Chính phủ Peru.
Trong giai đoạn 1999-2005, xuất khẩu đã đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở Peru.
Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Guillermo Arbe Carbonel của ngân hàng Scotiabank có trụ sở ở Lima, kể từ năm 2006 đến nay, các nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực như dịch vụ, xây dựng, cơ khí và khai khoáng mới chính là động lực tăng trưởng mới của Peru.
Khác với Peru, con đường phát triển của Columbia chông gai hơn.
Trong quá khứ, nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latinh này đã bị tàn phá trong cuộc chiến giữa quân chính phủ và các phần tử nổi dậy FARC. Bất ổn chính trị là môi trường thuận lợi để nạn kinh doanh ma túy hoành hành ở quốc gia Mỹ Latinh này.
Bằng cách tăng cường sức mạnh của quân đội và theo dõi các tên trùm buôn bán ma túy, hiện nay Columbia đã tạm thời đẩy lui vấn nạn này và vươn lên từ đống tro tàn của cuộc nội chiến mà trên thực tế vẫn còn kéo dài dai dẳng tới ngày nay. Có vẻ như Columbia đã thuyết phục được các nhà đầu tư nước ngoài rằng những thay đổi tích cực đang diễn ra ở đây.
Con đường tăng trưởng của Columbia có một điểm giống với Peru đó là nhờ vào sự bùng nổ của nền sản xuất hàng hóa.
Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của Columbia không phụ thuộc nhiều vào ngành khai khoáng như Peru. Thay vào đó, các lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng.
Nếu Columbia có thể tăng sản lượng dầu khí từ mức 1,1 triệu thùng/ngày hiện nay lên 1,5 triệu thùng/ngày trong vòng 5 năm tới và nếu giá dầu và năng lượng không giảm mạnh, Columbia có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào ngành năng lượng.
Nhờ nguồn thu từ lĩnh vực năng lượng, Chính phủ Columbia đã tăng cường đầu tư để tái thiết cơ sở hạ tầng và mở rộng hệ thống an sinh xã hội.
Chính quyền của Tổng thống Juan Manuel Santos đã hứa chi 100 tỷ USD trong 10 năm tới cho các công trình hạ tầng, đồng thời cam kết xây dựng 100.000 ngôi nhà để tặng miễn phí cho các hộ nghèo.
Thành hổ
Có thể nói, Columbia và Peru đều có đặc trưng chung của những “con hổ kinh tế” là tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm ngoái, Peru - nền kinh tế lớn thứ sáu ở Mỹ Latinh - đã đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 6,9%, trong khi nền kinh tế láng giềng Columbia cũng đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%.
Đáng chú ý, trong năm 2012, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đà tăng trưởng đang chậm lại của Trung Quốc và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa của Mỹ, IMF vẫn dự báo kinh tế Peru sẽ tăng trưởng 5,5%. Con số này với Columbia là 4,7%. IMF cũng cho rằng đà tăng trưởng của các nước này có thể sẽ vẫn tiếp tục trong những năm tới.
Mặc dù tăng trưởng với tốc độ cao nhưng Columbia và Peru đều đang kiểm soát lạm phát khá tốt và có những đồng tiền mạnh, ổn định.
Hai nền kinh tế này đều được các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế có uy tín như Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s xếp hạng cao hơn so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực này.
Columbia và Peru cũng nằm trong danh sách 6 nền kinh tế ở Mỹ Latinh có “rủi ro tín dụng thấp” của Euler Hermes - một công ty con của tập đoàn bảo hiểm toàn cầu Allianz.
Trong bối cảnh đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào hai nước Mỹ Latinh này.
Theo dự báo của InterBolsa, năm ngoái, dòng vốn FDI vào Columbia đã tăng tới 4,1% trong tổng GDP. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 4,5% trong năm 2012 và 5% trong năm 2013.
Thách thức còn nhiều
Mặc dù được mệnh danh là những “con hổ kinh tế” nhưng cả Columbia và Peru đều đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Thách thức đầu tiên là xu hướng giảm giá năng lượng và kim loại trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây. Nếu xu hướng này tiếp tục, những nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên như Columbia và Peru sẽ rất dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, một sự suy giảm nhu cầu, nhất là từ Trung Quốc – một trong những đối tác thương mại lớn nhất của khu vực Mỹ Latinh, có thể sẽ làm suy giảm tăng trưởng của các nước này và đổi hướng dòng vốn FDI.
Mặt khác, cho dù tăng trưởng với tốc độ cao nhưng tỷ lệ đói nghèo ở Peru vẫn khoảng 30%.
Nhà kinh tế Hugo Perea Flores của tổ chức BBVA Continental có trụ sở ở Lima, nói: “Bất cứ cú sốc bên ngoài nào cũng có thể khiến nhiều người ở Peru quay trở lại với cuộc sống nghèo đói”.
Không chỉ đói nghèo, nền kinh tế này còn phải đối mặt với vấn nạn tham nhũng, hiện tượng đôla hóa và có một cơ sở hạ tầng yếu kém.
Trong khi đó, với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10,8%, Columbia vẫn là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh.
Nếu kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng và bóng ma nội chiến có thể sẽ quay trở lại với Columbia./.
Thanh Tùng (TTXVN)