Tất cả những gì lấp lánh đều là vàng – đó là kết quả của một quy trình nhiệt hóa mới do những kỹ sư của Colombia phát triển, nhằm nhuộm màu kim loại quý này để khiến chúng trở nên giống như sapphire, ruby hay ngọc lục bảo.
Sự pha màu có thể làm gia tăng giá trị của vàng, có nghĩa là kim loại quý đã được xử lý này có khả năng xuất hiện trong những phòng trưng bày trang sức trên toàn thế giới, các kỹ sư của đại học Antioquia cho biết.
“Nó không liên quan đến việc sơn màu cho vàng hay mạ nó với một số vật liệu khiến nó trở thành màu trắng, vàng hay hồng,” Maria Eugenia Carmona, nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết.
“Nó liên quan đến một quá trình nhiệt hóa trong vòng 8 đến 10 tiếng, sau đó vàng không chỉ chuyển sang màu đỏ, xanh hay lá cây, mà còn tăng giá đáng kể trên thị trường,” bà nói.
Colombia chiết xuất 56 tấn vàng từ các mỏ của mình trong năm 2011. Theo các số liệu chính thức, xuất khẩu vàng của Colombia đạt giá trị 2,8 tỷ USD trong năm 2011, tăng 31,4%,
Colombia, Peru và Mexico là những nước sản xuất vàng lớn nhất Mỹ Latinh.
“Chúng tôi đang ngồi trên mỏ vàng và buồn rầu khi thấy những công ty lớn đưa vàng của chúng tôi sang các nước khác dưới dạng nguyên liệu thô, tại đó nó được xử lý và quay trở lại đây với một mức giá cao,” Carmona nói.
Một lựa chọn tốt hơn, bà đề xuất, là đặt thuế giá trị gia tăng cho vàng, để khiến Colombia xuất khẩu một sản phẩm mới.
Nhà chế tác trang sức nổi tiếng tại Bogota, Eladio Rey cho biết việc nhiệt hóa chuyển đối đã cho ra một kết quả “sáng tạo, tuyệt vời.”
“Nó chắc chắn sẽ hấp dẫn các thương nhân và người mua vì sự đa dạng của màu sắc, và sẽ tốt hơn nữa nếu kim loại quý này được đảm bảo có giá trị cao.”
Quá trình pha màu tương tự như những gì các nhà nghiên cứu của đại học Antioquia khám phá ra đã từng được thực hiện tại Italy, khi họ sản xuất ra vàng màu da trời.
Quá trình pha màu của Đại học Antioquia là pha trộn 24 carat vàng với các kim loại có phản ứng theo tỷ lệ 4 và 1. Hỗn hợp này sau đó được nung trong một lò đặc biệt, khiến nó biến màu.
Sau khi làm nguội, vật liệu này mang dáng vẻ của đá quý, và có thể được bọc bằng một lớp nhựa bảo vệ và gắn trong các vòng, trâm cài hay mặt dây chuyền.
Rey nói rằng anh thích quá trình tạo màu, không chỉ vì nó cho phép vàng được kết hợp với những loại đá quý khác, mà còn cho phép sản phẩm được dán nhãn “made in Colombia.”/.
Sự pha màu có thể làm gia tăng giá trị của vàng, có nghĩa là kim loại quý đã được xử lý này có khả năng xuất hiện trong những phòng trưng bày trang sức trên toàn thế giới, các kỹ sư của đại học Antioquia cho biết.
“Nó không liên quan đến việc sơn màu cho vàng hay mạ nó với một số vật liệu khiến nó trở thành màu trắng, vàng hay hồng,” Maria Eugenia Carmona, nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết.
“Nó liên quan đến một quá trình nhiệt hóa trong vòng 8 đến 10 tiếng, sau đó vàng không chỉ chuyển sang màu đỏ, xanh hay lá cây, mà còn tăng giá đáng kể trên thị trường,” bà nói.
Colombia chiết xuất 56 tấn vàng từ các mỏ của mình trong năm 2011. Theo các số liệu chính thức, xuất khẩu vàng của Colombia đạt giá trị 2,8 tỷ USD trong năm 2011, tăng 31,4%,
Colombia, Peru và Mexico là những nước sản xuất vàng lớn nhất Mỹ Latinh.
“Chúng tôi đang ngồi trên mỏ vàng và buồn rầu khi thấy những công ty lớn đưa vàng của chúng tôi sang các nước khác dưới dạng nguyên liệu thô, tại đó nó được xử lý và quay trở lại đây với một mức giá cao,” Carmona nói.
Một lựa chọn tốt hơn, bà đề xuất, là đặt thuế giá trị gia tăng cho vàng, để khiến Colombia xuất khẩu một sản phẩm mới.
Nhà chế tác trang sức nổi tiếng tại Bogota, Eladio Rey cho biết việc nhiệt hóa chuyển đối đã cho ra một kết quả “sáng tạo, tuyệt vời.”
“Nó chắc chắn sẽ hấp dẫn các thương nhân và người mua vì sự đa dạng của màu sắc, và sẽ tốt hơn nữa nếu kim loại quý này được đảm bảo có giá trị cao.”
Quá trình pha màu tương tự như những gì các nhà nghiên cứu của đại học Antioquia khám phá ra đã từng được thực hiện tại Italy, khi họ sản xuất ra vàng màu da trời.
Quá trình pha màu của Đại học Antioquia là pha trộn 24 carat vàng với các kim loại có phản ứng theo tỷ lệ 4 và 1. Hỗn hợp này sau đó được nung trong một lò đặc biệt, khiến nó biến màu.
Sau khi làm nguội, vật liệu này mang dáng vẻ của đá quý, và có thể được bọc bằng một lớp nhựa bảo vệ và gắn trong các vòng, trâm cài hay mặt dây chuyền.
Rey nói rằng anh thích quá trình tạo màu, không chỉ vì nó cho phép vàng được kết hợp với những loại đá quý khác, mà còn cho phép sản phẩm được dán nhãn “made in Colombia.”/.
S.N (Vietnam+)