Dưới thời cựu CEO Leo Apotheker, HP đã có những bước tụt dài đáng lo ngại, và một trong những chiến lược gây bất ngờ nhất của hãng máy tính hàng đầu thế giới là tách rời khối PC tiêu dùng ra khỏi tập đoàn.
Thế nhưng trong bối cảnh Apotheker phải ra đi vì những chiến lược kém hiệu quả của ông, và lên thay là Meg Whitman, người từng có nhiều kinh nghiệm về thị trường tiêu dùng sau 10 năm làm CEO của eBay, không ít chuyên gia cho rằng HP sẽ nghĩ lại về bước đi tách rời khối PC của họ.
Hiện nay, HP đang được kỳ vọng sẽ xuất xưởng 37-38 triệu chiếc notebook trong năm 2011 này.
Với sự lãnh đạo mới từ Whitman, số lượng trên hoàn toàn có thể tăng lên vào các năm kế tiếp, nhờ những thay đổi chính sách phù hợp hơn với tâm lý người tiêu dùng.
Do vậy, với triển vọng kinh doanh do Whitman mở ra, HP có lý do để giữ lại khối doanh nghiệp thế mạnh của họ.
Từ khi HP thông báo “xem xét bỏ khối PC,” họ đã phải chịu những thiệt hại không nhỏ, bởi các nhà phân phối bắt đầu cảm thấy e ngại nguồn cung không đảm bảo từ HP, và họ chuyển sang đặt hàng của những thương hiệu khác như Acer, Asustek Computer, Dell và Lenovo.
Trong số đó, Acer là hãng “đắc lợi” không nhỏ, nhờ lượng đơn đặt hàng tăng vọt mạnh mẽ so với dự kiến.
Không chỉ vậy, các đối tác sản xuất của HP như Quanta Computer, Inventec, Wistron và Foxconn Electronics, cũng như nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra hoang mang, và dần mất niềm tin vào hãng công nghệ lớn nhất nước Mỹ.
Nay, với “nữ tướng” mới vừa được đưa lên, giới chuyên gia tin rằng nếu HP đảo ngược lại kế hoạch lúc trước để giữ khối PC ở lại, chắc chắn các đối tác và khách hàng của hãng này sẽ tìm lại được niềm tin cần thiết, trong giai đoạn thử thách đầy cam go của HP./.
Thế nhưng trong bối cảnh Apotheker phải ra đi vì những chiến lược kém hiệu quả của ông, và lên thay là Meg Whitman, người từng có nhiều kinh nghiệm về thị trường tiêu dùng sau 10 năm làm CEO của eBay, không ít chuyên gia cho rằng HP sẽ nghĩ lại về bước đi tách rời khối PC của họ.
Hiện nay, HP đang được kỳ vọng sẽ xuất xưởng 37-38 triệu chiếc notebook trong năm 2011 này.
Với sự lãnh đạo mới từ Whitman, số lượng trên hoàn toàn có thể tăng lên vào các năm kế tiếp, nhờ những thay đổi chính sách phù hợp hơn với tâm lý người tiêu dùng.
Do vậy, với triển vọng kinh doanh do Whitman mở ra, HP có lý do để giữ lại khối doanh nghiệp thế mạnh của họ.
Từ khi HP thông báo “xem xét bỏ khối PC,” họ đã phải chịu những thiệt hại không nhỏ, bởi các nhà phân phối bắt đầu cảm thấy e ngại nguồn cung không đảm bảo từ HP, và họ chuyển sang đặt hàng của những thương hiệu khác như Acer, Asustek Computer, Dell và Lenovo.
Trong số đó, Acer là hãng “đắc lợi” không nhỏ, nhờ lượng đơn đặt hàng tăng vọt mạnh mẽ so với dự kiến.
Không chỉ vậy, các đối tác sản xuất của HP như Quanta Computer, Inventec, Wistron và Foxconn Electronics, cũng như nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra hoang mang, và dần mất niềm tin vào hãng công nghệ lớn nhất nước Mỹ.
Nay, với “nữ tướng” mới vừa được đưa lên, giới chuyên gia tin rằng nếu HP đảo ngược lại kế hoạch lúc trước để giữ khối PC ở lại, chắc chắn các đối tác và khách hàng của hãng này sẽ tìm lại được niềm tin cần thiết, trong giai đoạn thử thách đầy cam go của HP./.
Văn Hưng (Vietnam+)