Các thông tin nền và kết quả phân tích tình trạng môi trường mang tính khoa học và thời sự cập nhật nhất của 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ của sáu quận trung tâm Hà Nội vừa được Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng công bố trong cuốn sách “Hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường hồ Hà Nội – Báo cáo thông tin nền hồ sáu quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ”.
Theo báo cáo, trong số 120 ao, hồ, đầm, chỉ có 6 hồ đạt yêu cầu chất lượng ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 5%. Phần lớn các ao hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, trong đó có 14% bộ bị ô nhiễm hữu cơ nặng; hơn 80% hàng lang bờ bị ô nhiễm, trong đó 62% ở mức rất bẩn.
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ.
Ngoài các kết quả phân tích, cuốn sách cũng đưa ra 23 kiến nghị chung về quản lý hệ thống và đề xuất cụ thể cho từng hồ trong việc bảo vệ hồ và môi trường xung quanh.
Những người biên soạn hy vọng cuốn sách trở thành công cụ cho cộng đồng, nhất là những người sống xung quanh khu vực hồ, trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ hành lang bờ ven hồ và ngăn các nguồn xả thải vào hồ
Sách là kết quả của “Dự án Bảo tồn Di sản – Bảo vệ tương lai: Tiến tới sự bảo vệ bền vững hệ thống hồ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng”, được Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đề xuất và tổ chức thực hiện cùng với Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Xây dựng.
Dự án được sự tài trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam, được triển khai từ tháng 2/2010 đến tháng 10/2010 và là công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Theo báo cáo, trong số 120 ao, hồ, đầm, chỉ có 6 hồ đạt yêu cầu chất lượng ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 5%. Phần lớn các ao hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, trong đó có 14% bộ bị ô nhiễm hữu cơ nặng; hơn 80% hàng lang bờ bị ô nhiễm, trong đó 62% ở mức rất bẩn.
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ.
Ngoài các kết quả phân tích, cuốn sách cũng đưa ra 23 kiến nghị chung về quản lý hệ thống và đề xuất cụ thể cho từng hồ trong việc bảo vệ hồ và môi trường xung quanh.
Những người biên soạn hy vọng cuốn sách trở thành công cụ cho cộng đồng, nhất là những người sống xung quanh khu vực hồ, trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ hành lang bờ ven hồ và ngăn các nguồn xả thải vào hồ
Sách là kết quả của “Dự án Bảo tồn Di sản – Bảo vệ tương lai: Tiến tới sự bảo vệ bền vững hệ thống hồ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng”, được Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đề xuất và tổ chức thực hiện cùng với Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Xây dựng.
Dự án được sự tài trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam, được triển khai từ tháng 2/2010 đến tháng 10/2010 và là công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Phạm Mai (Vietnam+)