Ngày 5/8, làm việc tại trường Đại học Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, mô hình trường Đại học Quốc tế là bài học “sống” quan trọng cho giáo dục đại học ở Việt Nam, có thể phát triển và nhân rộng ra các trường khác.
Đánh giá cao chính sách quản lý con người của Đại học Quốc tế, vừa tận dụng tối đa “chất xám”, vừa phát huy tốt khả năng sáng tạo của đội ngũ khoa học, Phó Thủ tướng cho rằng Đại học Quốc tế đã thực sự tạo được một môi trường hoạt động hiệu quả, thu hút và giữ chân được các nhân tài từ các nước phát triển về giảng dạy và nghiên cứu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý Đại học Quốc tế không nên duy trì hoạt động của trường bằng nguồn kinh phí chủ yếu là thu từ người học, mà phải có chính sách mở rộng các nguồn thu khác từ chuyển giao công nghệ, hoặc từ xã hội hóa.
Mặc dù cơ bản đạt được những chuẩn mực quốc tế trong đào tạo và quản lý, nhưng trong tương lai Đại học Quốc tế cần phấn đấu có thứ hạng cao trong hệ thống các đại học châu Á, thu hút đông sinh viên nước ngoài đến học.
Được thành lập và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm học 2004-2005, đến nay, Đại học Quốc tế đã thu hút trên 2.500 sinh viên với 10 ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật; có 3 khóa tốt nghiệp ra trường, trong đó 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm tốt với lương tối thiểu 9 triệu đồng/tháng.
Về chất lượng đào tạo, năm 2009 ngành công nghệ thông tin của Đại học Quốc tế đã đạt các tiêu chuẩn chung của AUN (Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á); tiến đến 100% ngành đào tạo đăng ký kiểm định theo AUN vào năm 2011 và năm 2017 đạt kiểm định ABET cho các ngành kỹ thuật, AACSB cho khoa Quản trị Kinh doanh.
Đại học Quốc tế hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính hoàn toàn, với khoản ngân sách nhà nước cấp rất ít (chỉ khoảng 2-3% tổng chi thường xuyên), nguồn kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ... của trường chủ yếu từ thu học phí. Năm học 2008-2009, tổng chi thường xuyên của trường là trên 49 tỷ đồng, thì thu học phí là gần 47 tỷ đồng, chiếm 95,6%.
Nhiều đại biểu tán thành nhận định của Phó Thủ tướng và ủng hộ chủ trương tăng cường đầu tư phát triển Đại học Quốc tế để xây dựng thành một mô hình tiêu biểu nhân rộng ra toàn hệ thống giáo dục đại học quốc gia.
Ông Nguyễn Trường Giang (Bộ Tài chính) cho rằng, mô hình Đại học Quốc tế được xem là “đích” mà các trường đại học trong nước phải hướng đến và xây dựng. Đây là một mô hình mang dáng dấp của một trường đại học có thể sánh với các trường đại học chất lượng cao trên thế giới.
Theo ông Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì, mặc dù mô hình Đại học Quốc tế chưa nằm trong các cơ chế hoạt động của Luật Giáo dục, nhưng đã được thực tế chấp nhận. Với mức thu học phí 1.500 USD/sinh viên/năm, có thể tăng thêm nữa nhưng vẫn được chấp nhận nếu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo tiên tiến.
Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Đại học Quốc tế cho biết, trước nhu cầu ngày càng đông, khối lượng cán bộ, giảng viên phát triển không ngừng, Đại học Quốc tế đang đứng trước bài toán khó về cơ sở vật chất. Với chiến lược phát triển đến năm 2015, chỉ tiêu là 10m2/sinh viên (tổng số sinh viên đến 2015 là 8200) thì kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phải là 912 tỷ đồng.
Với quan điểm muốn duy trì chất lượng cao, quy mô lớn thì phải đầu tư lớn, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Chính phủ có thể xem xét đến khoản kinh phí hơn 900 tỷ đồng của Đại học Quốc tế về đầu tư phát triển mở rộng quy mô, với điều kiện Đại học Quốc tế phải hoạch định kế hoạch phát triển, định hướng trong chu kỳ 10 năm tới có đạt được các yếu tố như đội ngũ giảng dạy chất lượng quốc tế, chương trình đào tạo tiên tiến trong điều kiện chi phí thấp, quản lý nhân lực phát huy được tính sáng tạo, tận dụng và phát huy được sức mạnh của các trường liên kết quốc tế./.
Đánh giá cao chính sách quản lý con người của Đại học Quốc tế, vừa tận dụng tối đa “chất xám”, vừa phát huy tốt khả năng sáng tạo của đội ngũ khoa học, Phó Thủ tướng cho rằng Đại học Quốc tế đã thực sự tạo được một môi trường hoạt động hiệu quả, thu hút và giữ chân được các nhân tài từ các nước phát triển về giảng dạy và nghiên cứu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý Đại học Quốc tế không nên duy trì hoạt động của trường bằng nguồn kinh phí chủ yếu là thu từ người học, mà phải có chính sách mở rộng các nguồn thu khác từ chuyển giao công nghệ, hoặc từ xã hội hóa.
Mặc dù cơ bản đạt được những chuẩn mực quốc tế trong đào tạo và quản lý, nhưng trong tương lai Đại học Quốc tế cần phấn đấu có thứ hạng cao trong hệ thống các đại học châu Á, thu hút đông sinh viên nước ngoài đến học.
Được thành lập và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm học 2004-2005, đến nay, Đại học Quốc tế đã thu hút trên 2.500 sinh viên với 10 ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật; có 3 khóa tốt nghiệp ra trường, trong đó 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm tốt với lương tối thiểu 9 triệu đồng/tháng.
Về chất lượng đào tạo, năm 2009 ngành công nghệ thông tin của Đại học Quốc tế đã đạt các tiêu chuẩn chung của AUN (Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á); tiến đến 100% ngành đào tạo đăng ký kiểm định theo AUN vào năm 2011 và năm 2017 đạt kiểm định ABET cho các ngành kỹ thuật, AACSB cho khoa Quản trị Kinh doanh.
Đại học Quốc tế hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính hoàn toàn, với khoản ngân sách nhà nước cấp rất ít (chỉ khoảng 2-3% tổng chi thường xuyên), nguồn kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ... của trường chủ yếu từ thu học phí. Năm học 2008-2009, tổng chi thường xuyên của trường là trên 49 tỷ đồng, thì thu học phí là gần 47 tỷ đồng, chiếm 95,6%.
Nhiều đại biểu tán thành nhận định của Phó Thủ tướng và ủng hộ chủ trương tăng cường đầu tư phát triển Đại học Quốc tế để xây dựng thành một mô hình tiêu biểu nhân rộng ra toàn hệ thống giáo dục đại học quốc gia.
Ông Nguyễn Trường Giang (Bộ Tài chính) cho rằng, mô hình Đại học Quốc tế được xem là “đích” mà các trường đại học trong nước phải hướng đến và xây dựng. Đây là một mô hình mang dáng dấp của một trường đại học có thể sánh với các trường đại học chất lượng cao trên thế giới.
Theo ông Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì, mặc dù mô hình Đại học Quốc tế chưa nằm trong các cơ chế hoạt động của Luật Giáo dục, nhưng đã được thực tế chấp nhận. Với mức thu học phí 1.500 USD/sinh viên/năm, có thể tăng thêm nữa nhưng vẫn được chấp nhận nếu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo tiên tiến.
Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Đại học Quốc tế cho biết, trước nhu cầu ngày càng đông, khối lượng cán bộ, giảng viên phát triển không ngừng, Đại học Quốc tế đang đứng trước bài toán khó về cơ sở vật chất. Với chiến lược phát triển đến năm 2015, chỉ tiêu là 10m2/sinh viên (tổng số sinh viên đến 2015 là 8200) thì kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phải là 912 tỷ đồng.
Với quan điểm muốn duy trì chất lượng cao, quy mô lớn thì phải đầu tư lớn, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Chính phủ có thể xem xét đến khoản kinh phí hơn 900 tỷ đồng của Đại học Quốc tế về đầu tư phát triển mở rộng quy mô, với điều kiện Đại học Quốc tế phải hoạch định kế hoạch phát triển, định hướng trong chu kỳ 10 năm tới có đạt được các yếu tố như đội ngũ giảng dạy chất lượng quốc tế, chương trình đào tạo tiên tiến trong điều kiện chi phí thấp, quản lý nhân lực phát huy được tính sáng tạo, tận dụng và phát huy được sức mạnh của các trường liên kết quốc tế./.
Hữu Duyên (TTXVN/Vietnam+)