Trái ngược với những tranh luận và không ít nuối tiếc của khán giả khi chia tay “cô gái xấu xí” và bộ phim cùng tên, bộ phim phát sóng tiếp sau trên VTV3 là "Cô nàng bất đắc dĩ" với tập cuối cùng vào tối 1/3 tới chẳng mấy được người xem quan tâm.
Kịch bản là câu chuyện lạ mua bản quyền từ Argentina và dàn diễn viên khá bắt mắt, nhưng "Cô nàng bất đắc dĩ" lại chịu số phận thật hẩm hiu. Vì sao?
Được ngoại hình, mất diễn xuất...
Trước hết, những tranh cãi về việc thay đạo diễn và diễn viên khiến cho dư luận về bộ phim dường như xoay quanh những rắc rối ở hậu trường.
Thay đạo diễn đã là việc hiếm, ở đây còn thay hẳn cả loạt diễn viên. Kết cục ra sao thì đã rõ, êkíp mới cũng không “cứu” được bộ phim dù có nhiều cố gắng của những người cũ và cả những người mới.
Việc chọn diễn viên cho bộ phim có nhiều bất ổn. Vai chính hết sức “nặng nề” được giao cho người mẫu Vũ Thu Phương cho thấy sự mạo hiểm, dù rằng diễn xuất của cô có tiến bộ hơn so với vai diễn trước đó.
Tình huống trong phim khá phức tạp. Trở thành đàn bà, Anh Lân phải giải quyết những “hậu quả” của chính anh ta khi còn là đàn ông. Cái phần đàn bà dần sống và trưởng thành trong cơ thể đàn ông luôn mâu thuẫn với phần đàn ông còn rơi rớt lại.
Một người đàn ông mang thân xác đàn bà thì có bao nhiêu tình huống trớ trêu xảy đến. Điều này trở thành thử thách lớn ngay cả với diễn viên chuyên nghiệp, huống hồ với một diễn viên tay ngang.
Dàn diễn viên trong phim hầu hết là những gương mặt mới, chưa kể một số diễn viên chọn chưa đúng với nhân vật từ ngoại hình đến tính cách. Thậm chí, một nhà biên kịch còn quả quyết: “Chưa có diễn viên đẳng cấp đóng loại nhân vật này.”
Trên diễn đàn dienanh.net, độc giả có nickname Boongboong cho rằng, nhân vật trên không nhất quán, thay cho vẻ nhu mì sau một thời gian mang lốt con gái, kể từ tập thứ 30, sau khi đổi đạo diễn, Lan Anh bỗng đi đứng, nói năng kiểu của đàn ông.
“Dù đã bị biến thành con gái, nhưng đó chỉ là hình hài bên ngoài, còn tính cách thì vẫn phải y như cũ chứ? Đạo diễn để diễn biến cảm xúc của nhân vật thay đổi quá đột ngột đến mức vô lý...” - Boongboong nhận xét.
Vai Đỗ Khang ở 30 tập đầu bị khán giả kêu ca vì diễn xuất “cứng” nhưng đến lúc thay diễn viên Huy Khánh thì vẻ bảnh trai, hào nhoáng của anh lại không khiến người xem tin tưởng đó là một ông bố đơn thân yêu chiều và chăm sóc con hết mực.
Khá nhiều diễn viên trong phim này, kể cả trước và sau khi thay vai, thường rơi vào thái cực: được ngoại hình thì mất diễn xuất và ngược lại. Hầu hết ý kiến trên các diễn đàn điện ảnh đều tỏ ý chê bai bộ phim, nhất là diễn xuất của các diễn viên.
Chưa gần gũi với khán giả Việt?
Vấn đề mà kịch bản bộ phim đề cập khá sâu sắc khi lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân chi phối hầu hết hoạt động của con người là tính dục.
Nói cách khác, tính dục làm nên bản sắc con người. “Tham-sân-si” đều từ tính dục mà ra... (Đây là góc nhìn đầy nhân văn và nhân bản nhưng làm không khéo dễ rơi vào những thái cực khác, nhất là với phim truyền hình).
Là người, miễn sao hạnh phúc thì dù con trai hay gái đều không phải băn khoăn nữa. Nội dung phim đầy ý nghĩa nhưng lại chưa gần gũi với khán giả nước ta.
Vì vậy, nhà biên kịch Thùy Linh thì tỏ ý tiếc rằng, việc đưa kịch bản "Cô nàng bất đắc dĩ" vào sản xuất ở thời điểm này là hơi sớm. “Nếu có sự chuẩn bị trước để người xem nắm bắt được vấn đề khi phim phát sóng, đạo diễn và diễn viên có thời gian nghiên cứu kịch bản sâu hơn thì sẽ hiệu quả hơn,” chị nói.
Và ngay cả các nhà làm phim có lẽ cũng chưa “thẩm thấu” hết những tầng ý nghĩa mà nó gửi gắm. Nói đúng hơn, đây là kịch bản kén đạo diễn và cả diễn viên.
Có người đọc cả hai kịch bản "Cô gái xấu xí" và "Cô nàng bất đắc dĩ" cho rằng, "Cô gái xấu xí" rất ít chi tiết gây cười nhưng cách xử lý tinh tế của đạo diễn Minh Chung khiến câu chuyện nhẹ nhàng, hỏm hỉnh và hấp dẫn.
Trong khi đó, "Cô nàng bất đắc dĩ" được gài cắm khá nhiều tình huống hài hước, nhất là chuỗi phản ứng của những người xung quanh Anh Lân khi mang thân xác Lan Anh chứa đựng biết bao tiếng cười ngay từ khâu kịch bản, nhưng tiếc là khi lên phim lại không “ra” được yếu tố hài. Chưa kể, câu chuyện nhiều lúc rơi vào căng thẳng./.
Kịch bản là câu chuyện lạ mua bản quyền từ Argentina và dàn diễn viên khá bắt mắt, nhưng "Cô nàng bất đắc dĩ" lại chịu số phận thật hẩm hiu. Vì sao?
Được ngoại hình, mất diễn xuất...
Trước hết, những tranh cãi về việc thay đạo diễn và diễn viên khiến cho dư luận về bộ phim dường như xoay quanh những rắc rối ở hậu trường.
Thay đạo diễn đã là việc hiếm, ở đây còn thay hẳn cả loạt diễn viên. Kết cục ra sao thì đã rõ, êkíp mới cũng không “cứu” được bộ phim dù có nhiều cố gắng của những người cũ và cả những người mới.
Việc chọn diễn viên cho bộ phim có nhiều bất ổn. Vai chính hết sức “nặng nề” được giao cho người mẫu Vũ Thu Phương cho thấy sự mạo hiểm, dù rằng diễn xuất của cô có tiến bộ hơn so với vai diễn trước đó.
Tình huống trong phim khá phức tạp. Trở thành đàn bà, Anh Lân phải giải quyết những “hậu quả” của chính anh ta khi còn là đàn ông. Cái phần đàn bà dần sống và trưởng thành trong cơ thể đàn ông luôn mâu thuẫn với phần đàn ông còn rơi rớt lại.
Một người đàn ông mang thân xác đàn bà thì có bao nhiêu tình huống trớ trêu xảy đến. Điều này trở thành thử thách lớn ngay cả với diễn viên chuyên nghiệp, huống hồ với một diễn viên tay ngang.
Dàn diễn viên trong phim hầu hết là những gương mặt mới, chưa kể một số diễn viên chọn chưa đúng với nhân vật từ ngoại hình đến tính cách. Thậm chí, một nhà biên kịch còn quả quyết: “Chưa có diễn viên đẳng cấp đóng loại nhân vật này.”
Trên diễn đàn dienanh.net, độc giả có nickname Boongboong cho rằng, nhân vật trên không nhất quán, thay cho vẻ nhu mì sau một thời gian mang lốt con gái, kể từ tập thứ 30, sau khi đổi đạo diễn, Lan Anh bỗng đi đứng, nói năng kiểu của đàn ông.
“Dù đã bị biến thành con gái, nhưng đó chỉ là hình hài bên ngoài, còn tính cách thì vẫn phải y như cũ chứ? Đạo diễn để diễn biến cảm xúc của nhân vật thay đổi quá đột ngột đến mức vô lý...” - Boongboong nhận xét.
Vai Đỗ Khang ở 30 tập đầu bị khán giả kêu ca vì diễn xuất “cứng” nhưng đến lúc thay diễn viên Huy Khánh thì vẻ bảnh trai, hào nhoáng của anh lại không khiến người xem tin tưởng đó là một ông bố đơn thân yêu chiều và chăm sóc con hết mực.
Khá nhiều diễn viên trong phim này, kể cả trước và sau khi thay vai, thường rơi vào thái cực: được ngoại hình thì mất diễn xuất và ngược lại. Hầu hết ý kiến trên các diễn đàn điện ảnh đều tỏ ý chê bai bộ phim, nhất là diễn xuất của các diễn viên.
Chưa gần gũi với khán giả Việt?
Vấn đề mà kịch bản bộ phim đề cập khá sâu sắc khi lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân chi phối hầu hết hoạt động của con người là tính dục.
Nói cách khác, tính dục làm nên bản sắc con người. “Tham-sân-si” đều từ tính dục mà ra... (Đây là góc nhìn đầy nhân văn và nhân bản nhưng làm không khéo dễ rơi vào những thái cực khác, nhất là với phim truyền hình).
Là người, miễn sao hạnh phúc thì dù con trai hay gái đều không phải băn khoăn nữa. Nội dung phim đầy ý nghĩa nhưng lại chưa gần gũi với khán giả nước ta.
Vì vậy, nhà biên kịch Thùy Linh thì tỏ ý tiếc rằng, việc đưa kịch bản "Cô nàng bất đắc dĩ" vào sản xuất ở thời điểm này là hơi sớm. “Nếu có sự chuẩn bị trước để người xem nắm bắt được vấn đề khi phim phát sóng, đạo diễn và diễn viên có thời gian nghiên cứu kịch bản sâu hơn thì sẽ hiệu quả hơn,” chị nói.
Và ngay cả các nhà làm phim có lẽ cũng chưa “thẩm thấu” hết những tầng ý nghĩa mà nó gửi gắm. Nói đúng hơn, đây là kịch bản kén đạo diễn và cả diễn viên.
Có người đọc cả hai kịch bản "Cô gái xấu xí" và "Cô nàng bất đắc dĩ" cho rằng, "Cô gái xấu xí" rất ít chi tiết gây cười nhưng cách xử lý tinh tế của đạo diễn Minh Chung khiến câu chuyện nhẹ nhàng, hỏm hỉnh và hấp dẫn.
Trong khi đó, "Cô nàng bất đắc dĩ" được gài cắm khá nhiều tình huống hài hước, nhất là chuỗi phản ứng của những người xung quanh Anh Lân khi mang thân xác Lan Anh chứa đựng biết bao tiếng cười ngay từ khâu kịch bản, nhưng tiếc là khi lên phim lại không “ra” được yếu tố hài. Chưa kể, câu chuyện nhiều lúc rơi vào căng thẳng./.
(TT&VH/Vietnam+)