Mặc dù có "mảng sáng", song giới chuyên gia cũng nhận định, trong năm vừa qua tâm lý hoảng sợ chế ngự toàn thị trường, dẫn tới việc các đầu tư lớn, nhỏ chấp nhận buông tay để chứng khoán tốt, xấu nhất loạt lao dốc và điều này khiến mùa Đại hội cổ đông thường niêm năm nay sẽ ẩn chứa nhiều yếu tố kịch tính.
Lỗ lớn… cổ đông sẽ phản pháo
Bên cạnh một số những điểm sáng của thị trường, thì vùng tối vẫn chiếm vị trí áp đảo. Năm 2011 đầy biến động, cơn bão lớn quét trôi mọi ngóc ngác của nền kinh tế và các doanh nghiệp niêm yết cũng không phải là ngoại lệ.
Không chỉ trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, mà danh sách các doanh nghiệp thua lỗ lớn lan rộng ra nhiều ngành nghề.
Theo báo cáo từ Ủy ban chứng khoán, riêng nhóm công ty chứng khoán đã có 62/105 công ty báo lỗ lũy kế cả năm 2011.
Chứng khoán Sacombank (SBS) lỗ kỷ lục gần 610 tỷ đồng. Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội lỗ 382 tỷ đồng, Chứng khoán VnDirect lỗ 201,8 tỷ…
Đại diện nhóm bất động sản, Công ty vận tải biển và bất động sản Việt Hải-VSP lỗ tới 523 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM) lỗ tới 204 tỷ đồng và nhiều tên tuổi lớn khác như Quốc Cường Gia Lai, Sudico… cũng chịu chung cảnh ngộ.
Thậm chí nhóm sản xuất, xuất khẩu cũng đóng góp những mức lỗ bất ngờ. Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản (CAD) lỗ tới 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 165 tỷ. Hay Công ty Cổ phần Cà phê An Giang (AGC) lỗ ròng 143 tỷ đồng…
Hiện trên thị trường, đã có 7 trường hợp có khả năng có bị hủy niêm yết bắt buộc là Nhựa Tân Hóa (VKP), Basa (BAS), Vận tải biển và BĐS Việt Hải (VSP), Hàng hải Hà Nội (MHC), Cadovimex (CAD), Cà phê An Giang (AGC) và Tribeco (TRI).
Rồi không ít công ty gặp khó khăn về thanh khoản tiền mặt, đã phải lên tiếng “xin khất” cổ đông việc chia cổ tức tới vài lần như Công ty cổ phần Đầu tư -Phát triển Sông Đà (SIC), Công ty Cổ phần Sông Đà 4 (SD4), Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (S96)…
Với những tín hiệu “xấu” trên, Tiến sĩ kinh tế học Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, bao giờ cũng vậy một năm kinh tế thuận buồn xuôi gió, các kỳ Đại hội thường diễn ra rất suôn sẻ. Nhưng trước áp lực của năm nay, khả năng các Hội đồng cổ đồng và các nhà điều hành sẽ phải đối mặt là một kỳ Đại hội đầy bức xúc và nhiều căng thẳng.
“Những hoạt động biểu quyết cho việc thông qua kết quả kinh doanh 2011, phương hướng 2012, kế hoạch trả cổ tức, lương, thưởng Ban điều hành của một số đơn vị nhiều khả năng sẽ không được các cổ đông chấp nhận dễ dàng và êm ả như kỳ vọng. Thêm vào đó, cổ đông chắc chắn sẽ tìm kiếm các bằng chứng, thông tin để chất vấn doanh nghiệp về những khoản đầu tư không hiệu quả,” ông Bình nói.
Trên thực tế, bắt đầu đã có trường hợp tổ chức Đại hội cổ đông lần 1 không thành như Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Quốc tế và Phát triển Doanh nghiệp (IDJ).
Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, khiến các cổ đông chưng hửng và nguy cơ trắng tay trong nháy mắt, thì phản ứng của các cổ đông sẽ rất khó lường.
“Điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) mới đây bất ngờ công bố doanh nghiệp đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản và hơn 6.000 cổ đông sẽ có nguy cơ mất vốn. Những thông tin này sẽ gây bức xúc và dễ khiến cổ đông mất bình tĩnh,” ông Bình dẫn chứng.
Bất ngờ… “mất ghế”
Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết khủng hoảng luôn là cơ hội cho các cuộc “thay máu ông chủ” tại các công ty đại chúng. Do đó, nhiều người dự báo mùa Đại hội năm nay sẽ xuất hiện nhiều xuất hiện nhiều yếu tố bất ngờ trong hoạt động thôn tính và sát nhập.
Câu chuyện Ngân hàng Sacombank bất ngờ bị Ngân hàng Eximbank cho biết đã nắm 51% cổ phần tại cổ phiếu STB không còn là ngoại lệ.
Đầu tháng Ba vừa qua, Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh đã thông báo gây sửng sốt trong giới đầu tư, một cổ đông cá nhân là ông Đỗ Văn Bình đã mua vào 15,42 triệu cổ phiếu SJS, nâng tổng lượng nắm giữ lên tới 15,79 triệu cổ phiếu, tương đương 15,79% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị và KCN Sông Đà (Sudico).
Chuyên gia tài chính độc lập, Bùi Đình Như cho hay, mặc dù biến động của nền kinh tế tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, song tại nhiều doanh nghiệp giá trị nội tại vẫn rất lớn. Do đó, nhiều cá nhân sẽ âm thầm thực hiện thâu tóm doanh nghiệp tại những thời điểm thị trường bán đổ, bán tháo.
“Năm 2012, có lẽ sẽ là một năm chứng kiến nhiều biến động từ những cuộc ‘rời ghế’ bất ngờ của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành của các công ty đại chúng,” ông Như nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình chỉ ra, mặc dù luật đã quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông tại một công ty thì phải công bố thông tin, tuy nhiên những nhóm nhà đầu tư có thể lách luật, chia nhau nắm giữ khối lượng cổ phiếu dưới mức quy định và chỉ thực hiện thông báo gần thời điểm tổ chức Đại hội cổ đông. Các trường hợp thâu tóm kiểu này diễn ra thường xuyên không chỉ ở Việt Nam mà quốc tế cũng vậy.
Tuy nhiên, ông Bình cũng chỉ ra một thực tế, “Năm qua, bản thân tôi cũng đã tiếp cận một số nhà đầu tư có nắm mức vốn vài ba chục tỷ đồng có tham vọng nhảy vào Hội đồng cổ đông của một số công ty niêm yết có thương hiệu lâu năm, nền tảng giá trị tốt và có mức vốn hóa nhỏ khoảng 100-200 tỷ đồng. Song việc tích lũy cổ phiếu lại diễn ra không dễ dàng do khối lượng cổ phiếu trôi nổi thấp và tính thanh khoản trên thị trường yếu.”
Do đó, ông Bình khẳng định việc thôn tính doanh nghiệp vốn nhỏ hoàn toàn không đơn giản như lý thuyết, bởi những cổ phiếu này bị hạn chế về thanh khoản nên muốn mua gom số lượng lớn cũng không được. Vì vậy, thông thường các vụ thâu tóm thành công thường chỉ xuất hiện tại các mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn và phải có những tổ chức, cá nhân nắm khối lượng lớn, khi đó thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng thỏa thuận mới khả thi./.
Lỗ lớn… cổ đông sẽ phản pháo
Bên cạnh một số những điểm sáng của thị trường, thì vùng tối vẫn chiếm vị trí áp đảo. Năm 2011 đầy biến động, cơn bão lớn quét trôi mọi ngóc ngác của nền kinh tế và các doanh nghiệp niêm yết cũng không phải là ngoại lệ.
Không chỉ trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, mà danh sách các doanh nghiệp thua lỗ lớn lan rộng ra nhiều ngành nghề.
Theo báo cáo từ Ủy ban chứng khoán, riêng nhóm công ty chứng khoán đã có 62/105 công ty báo lỗ lũy kế cả năm 2011.
Chứng khoán Sacombank (SBS) lỗ kỷ lục gần 610 tỷ đồng. Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội lỗ 382 tỷ đồng, Chứng khoán VnDirect lỗ 201,8 tỷ…
Đại diện nhóm bất động sản, Công ty vận tải biển và bất động sản Việt Hải-VSP lỗ tới 523 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM) lỗ tới 204 tỷ đồng và nhiều tên tuổi lớn khác như Quốc Cường Gia Lai, Sudico… cũng chịu chung cảnh ngộ.
Thậm chí nhóm sản xuất, xuất khẩu cũng đóng góp những mức lỗ bất ngờ. Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản (CAD) lỗ tới 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 165 tỷ. Hay Công ty Cổ phần Cà phê An Giang (AGC) lỗ ròng 143 tỷ đồng…
Hiện trên thị trường, đã có 7 trường hợp có khả năng có bị hủy niêm yết bắt buộc là Nhựa Tân Hóa (VKP), Basa (BAS), Vận tải biển và BĐS Việt Hải (VSP), Hàng hải Hà Nội (MHC), Cadovimex (CAD), Cà phê An Giang (AGC) và Tribeco (TRI).
Rồi không ít công ty gặp khó khăn về thanh khoản tiền mặt, đã phải lên tiếng “xin khất” cổ đông việc chia cổ tức tới vài lần như Công ty cổ phần Đầu tư -Phát triển Sông Đà (SIC), Công ty Cổ phần Sông Đà 4 (SD4), Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (S96)…
Với những tín hiệu “xấu” trên, Tiến sĩ kinh tế học Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, bao giờ cũng vậy một năm kinh tế thuận buồn xuôi gió, các kỳ Đại hội thường diễn ra rất suôn sẻ. Nhưng trước áp lực của năm nay, khả năng các Hội đồng cổ đồng và các nhà điều hành sẽ phải đối mặt là một kỳ Đại hội đầy bức xúc và nhiều căng thẳng.
“Những hoạt động biểu quyết cho việc thông qua kết quả kinh doanh 2011, phương hướng 2012, kế hoạch trả cổ tức, lương, thưởng Ban điều hành của một số đơn vị nhiều khả năng sẽ không được các cổ đông chấp nhận dễ dàng và êm ả như kỳ vọng. Thêm vào đó, cổ đông chắc chắn sẽ tìm kiếm các bằng chứng, thông tin để chất vấn doanh nghiệp về những khoản đầu tư không hiệu quả,” ông Bình nói.
Trên thực tế, bắt đầu đã có trường hợp tổ chức Đại hội cổ đông lần 1 không thành như Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Quốc tế và Phát triển Doanh nghiệp (IDJ).
Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, khiến các cổ đông chưng hửng và nguy cơ trắng tay trong nháy mắt, thì phản ứng của các cổ đông sẽ rất khó lường.
“Điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) mới đây bất ngờ công bố doanh nghiệp đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản và hơn 6.000 cổ đông sẽ có nguy cơ mất vốn. Những thông tin này sẽ gây bức xúc và dễ khiến cổ đông mất bình tĩnh,” ông Bình dẫn chứng.
Bất ngờ… “mất ghế”
Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết khủng hoảng luôn là cơ hội cho các cuộc “thay máu ông chủ” tại các công ty đại chúng. Do đó, nhiều người dự báo mùa Đại hội năm nay sẽ xuất hiện nhiều xuất hiện nhiều yếu tố bất ngờ trong hoạt động thôn tính và sát nhập.
Câu chuyện Ngân hàng Sacombank bất ngờ bị Ngân hàng Eximbank cho biết đã nắm 51% cổ phần tại cổ phiếu STB không còn là ngoại lệ.
Đầu tháng Ba vừa qua, Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh đã thông báo gây sửng sốt trong giới đầu tư, một cổ đông cá nhân là ông Đỗ Văn Bình đã mua vào 15,42 triệu cổ phiếu SJS, nâng tổng lượng nắm giữ lên tới 15,79 triệu cổ phiếu, tương đương 15,79% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị và KCN Sông Đà (Sudico).
Chuyên gia tài chính độc lập, Bùi Đình Như cho hay, mặc dù biến động của nền kinh tế tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, song tại nhiều doanh nghiệp giá trị nội tại vẫn rất lớn. Do đó, nhiều cá nhân sẽ âm thầm thực hiện thâu tóm doanh nghiệp tại những thời điểm thị trường bán đổ, bán tháo.
“Năm 2012, có lẽ sẽ là một năm chứng kiến nhiều biến động từ những cuộc ‘rời ghế’ bất ngờ của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành của các công ty đại chúng,” ông Như nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình chỉ ra, mặc dù luật đã quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông tại một công ty thì phải công bố thông tin, tuy nhiên những nhóm nhà đầu tư có thể lách luật, chia nhau nắm giữ khối lượng cổ phiếu dưới mức quy định và chỉ thực hiện thông báo gần thời điểm tổ chức Đại hội cổ đông. Các trường hợp thâu tóm kiểu này diễn ra thường xuyên không chỉ ở Việt Nam mà quốc tế cũng vậy.
Tuy nhiên, ông Bình cũng chỉ ra một thực tế, “Năm qua, bản thân tôi cũng đã tiếp cận một số nhà đầu tư có nắm mức vốn vài ba chục tỷ đồng có tham vọng nhảy vào Hội đồng cổ đông của một số công ty niêm yết có thương hiệu lâu năm, nền tảng giá trị tốt và có mức vốn hóa nhỏ khoảng 100-200 tỷ đồng. Song việc tích lũy cổ phiếu lại diễn ra không dễ dàng do khối lượng cổ phiếu trôi nổi thấp và tính thanh khoản trên thị trường yếu.”
Do đó, ông Bình khẳng định việc thôn tính doanh nghiệp vốn nhỏ hoàn toàn không đơn giản như lý thuyết, bởi những cổ phiếu này bị hạn chế về thanh khoản nên muốn mua gom số lượng lớn cũng không được. Vì vậy, thông thường các vụ thâu tóm thành công thường chỉ xuất hiện tại các mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn và phải có những tổ chức, cá nhân nắm khối lượng lớn, khi đó thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng thỏa thuận mới khả thi./.
Linh Chi (Vietnam+)