Ngay trước Ngày tự do báo chí thế giới 3/5, các hội nghề nghiệp Tây Ban Nha cảnh báo đã có hơn 6.000 nhà báo nước này bị mất việc trong vòng ba năm qua kể từ khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ.
Elsa Gonzalez, Chủ tịch Hiệp hội nhà báo Tây Ban Nha, nói: “Tình trạng báo chí Tây Ban Nha hiện nay đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử. Những con số của quý gần nhất rất đáng báo động và viễn cảnh là u ám.”
Hiệp hội này, đại diện cho 21.000 nhà báo trên cả nước, nói 6.234 nhà báo đã mất việc kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế tồi tệ nhất bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2008.
Fernando Cano, biên tập viên của trang mạng nghề nghiệp prnoticias.com cho biết 57 tổ chức truyền thông đã phải đóng cửa và 23 tổ chức khác cho thôi việc hàng loạt. Hiện, hai tờ nhật báo lớn nhất Tây Ban Nha, El Pais và El Mundo, cũng đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự.
El Mundo dự tính cho thôi việc một phần ba các phóng viên, tương đương khoảng 195 việc làm, trong khi El Pais cũng sẽ cắt giảm với số lượng gần tương tự.
Nhật báo cánh tả Publico, bảo vệ những nạn nhân của khủng hoảng kinh tế và chỉ trích tầng lớp thống trị, giờ chỉ còn hiện diện bởi phiên bản trên mạng và đã ngừng bản in kể từ tháng Hai, cắt giảm 160 việc làm.
“Tình hình hiện giờ là thất nghiệp và không ổn định, vì mức lương đã giảm ở tất cả các hãng truyền thông,” Gonzalez nói.
Fernando Cano cho biết thêm: “Họ phải làm khối lượng công việc cho nhiều người hơn trước và hưởng mức lương thấp hơn."
Cano cảnh báo điều này đe dọa đến chất lượng của các bản tin. “Nếu các tổ chức tin tức quá yếu, nó không thể hoàn thành vai trò bảo vệ các quyền tự do thông tin của công dân,” Gonzalez nói.
Trong trường hợp của Publico, doanh thu quảng cáo giảm sút là nguyên nhân chính. Cano cho biết doanh thu quảng cáo đã giảm 22% với báo in, 17% với truyền hình và 11% với đài phát thanh ở Tây Ban Nha.
Khủng hoảng kinh tế ở nước này có nguồn gốc từ sự đổ vỡ của bong bóng trong ngành bất động sản-xây dựng năm 2008.
“Ở Tây Ban Nha, giống như trong ngành xây dựng, mọi thứ đều lớn quá khổ,” Cano nói. “Ngoài việc có rất nhiều tờ báo toàn quốc, chúng tôi thường có ba tờ địa phương ở mỗi tỉnh, điều này là không thể. Việc tái cấu trúc lại ngành này là cần thiết. Mọi việc sẽ không thể tiếp tục như thế này.”
Hội nhà báo đã kêu gọi tiến hành những cuộc tuần hành ở 40 đô thị khắp Tây Ban Nha vào thứ Năm nhân kỷ niệm Ngày tự do báo chí thế giới để “đòi các điều kiện tốt hơn cho nhà báo và nâng cao ý thức về việc làm suy yếu nghề báo là làm suy yếu nền dân chủ”./.
Elsa Gonzalez, Chủ tịch Hiệp hội nhà báo Tây Ban Nha, nói: “Tình trạng báo chí Tây Ban Nha hiện nay đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử. Những con số của quý gần nhất rất đáng báo động và viễn cảnh là u ám.”
Hiệp hội này, đại diện cho 21.000 nhà báo trên cả nước, nói 6.234 nhà báo đã mất việc kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế tồi tệ nhất bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2008.
Fernando Cano, biên tập viên của trang mạng nghề nghiệp prnoticias.com cho biết 57 tổ chức truyền thông đã phải đóng cửa và 23 tổ chức khác cho thôi việc hàng loạt. Hiện, hai tờ nhật báo lớn nhất Tây Ban Nha, El Pais và El Mundo, cũng đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự.
El Mundo dự tính cho thôi việc một phần ba các phóng viên, tương đương khoảng 195 việc làm, trong khi El Pais cũng sẽ cắt giảm với số lượng gần tương tự.
Nhật báo cánh tả Publico, bảo vệ những nạn nhân của khủng hoảng kinh tế và chỉ trích tầng lớp thống trị, giờ chỉ còn hiện diện bởi phiên bản trên mạng và đã ngừng bản in kể từ tháng Hai, cắt giảm 160 việc làm.
“Tình hình hiện giờ là thất nghiệp và không ổn định, vì mức lương đã giảm ở tất cả các hãng truyền thông,” Gonzalez nói.
Fernando Cano cho biết thêm: “Họ phải làm khối lượng công việc cho nhiều người hơn trước và hưởng mức lương thấp hơn."
Cano cảnh báo điều này đe dọa đến chất lượng của các bản tin. “Nếu các tổ chức tin tức quá yếu, nó không thể hoàn thành vai trò bảo vệ các quyền tự do thông tin của công dân,” Gonzalez nói.
Trong trường hợp của Publico, doanh thu quảng cáo giảm sút là nguyên nhân chính. Cano cho biết doanh thu quảng cáo đã giảm 22% với báo in, 17% với truyền hình và 11% với đài phát thanh ở Tây Ban Nha.
Khủng hoảng kinh tế ở nước này có nguồn gốc từ sự đổ vỡ của bong bóng trong ngành bất động sản-xây dựng năm 2008.
“Ở Tây Ban Nha, giống như trong ngành xây dựng, mọi thứ đều lớn quá khổ,” Cano nói. “Ngoài việc có rất nhiều tờ báo toàn quốc, chúng tôi thường có ba tờ địa phương ở mỗi tỉnh, điều này là không thể. Việc tái cấu trúc lại ngành này là cần thiết. Mọi việc sẽ không thể tiếp tục như thế này.”
Hội nhà báo đã kêu gọi tiến hành những cuộc tuần hành ở 40 đô thị khắp Tây Ban Nha vào thứ Năm nhân kỷ niệm Ngày tự do báo chí thế giới để “đòi các điều kiện tốt hơn cho nhà báo và nâng cao ý thức về việc làm suy yếu nghề báo là làm suy yếu nền dân chủ”./.
Trần Trọng (Vietnam+)