Ngày 30/1, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức hội thảo “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và cơ hội cho doanh nghiệp.”
Từ tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện tại, số thành viên tham gia Hiệp định TPP đã tăng lên 11 quốc gia, thực hiện 15 cuộc đàm phán và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2013. Hiệp định TPP nếu được ký kết sẽ có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội của các nước tham gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin, nắm bắt những thời cơ mới và tận dụng hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng việc tham gia Hiệp định TPP giúp tăng cơ hội tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là với thị trường Hoa Kỳ cho những sản phẩm có thế mạnh (dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ...).
Hiệp định thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tận dụng tốt hơn những cơ hội do qúa trình tái cấu trúc cũng như xu thế liên kết kinh tế khu vực đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ với các đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, hiệp định này cũng tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đối với quốc tế. Một số ngành và địa phương như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cùng với các thách thức về điều chỉnh hệ thống pháp luật, nguồn nhân lực... là những vấn đề cần quan tâm.
Ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Hiệp định TPP mang lại cho các nước tham gia sự thuận lợi về thuế quan, khả năng cạnh tranh quốc tế, hấp dẫn đầu tư... Hoa Kỳ cam kết tăng cường hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin với Việt Nam; thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định TPP.
Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Hiệp định TPP đề cập đến tất cả các vấn đề của kinh tế, xã hội như thuế quan, hàng rào kỹ thuật, lĩnh vực phi truyền thống (lao động, môi trường, chống tham nhũng...) ở 22 nhóm lĩnh vực. Việt Nam đang phải vượt qua một số thách thức trong tiến trình đàm phán để đảm bảo lợi ích của đất nước. Điển hình ở quy tắc xuất xứ, Hoa Kỳ đòi hỏi hàng dệt may của Việt Nam phải tính từ khâu sợi, điều mà hiện nay doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng và khả năng có đến 80% hàng hóa không đạt yêu cầu.
Còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành này.../.
Từ tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện tại, số thành viên tham gia Hiệp định TPP đã tăng lên 11 quốc gia, thực hiện 15 cuộc đàm phán và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2013. Hiệp định TPP nếu được ký kết sẽ có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội của các nước tham gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin, nắm bắt những thời cơ mới và tận dụng hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng việc tham gia Hiệp định TPP giúp tăng cơ hội tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là với thị trường Hoa Kỳ cho những sản phẩm có thế mạnh (dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ...).
Hiệp định thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tận dụng tốt hơn những cơ hội do qúa trình tái cấu trúc cũng như xu thế liên kết kinh tế khu vực đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ với các đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, hiệp định này cũng tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đối với quốc tế. Một số ngành và địa phương như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cùng với các thách thức về điều chỉnh hệ thống pháp luật, nguồn nhân lực... là những vấn đề cần quan tâm.
Ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Hiệp định TPP mang lại cho các nước tham gia sự thuận lợi về thuế quan, khả năng cạnh tranh quốc tế, hấp dẫn đầu tư... Hoa Kỳ cam kết tăng cường hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin với Việt Nam; thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định TPP.
Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Hiệp định TPP đề cập đến tất cả các vấn đề của kinh tế, xã hội như thuế quan, hàng rào kỹ thuật, lĩnh vực phi truyền thống (lao động, môi trường, chống tham nhũng...) ở 22 nhóm lĩnh vực. Việt Nam đang phải vượt qua một số thách thức trong tiến trình đàm phán để đảm bảo lợi ích của đất nước. Điển hình ở quy tắc xuất xứ, Hoa Kỳ đòi hỏi hàng dệt may của Việt Nam phải tính từ khâu sợi, điều mà hiện nay doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng và khả năng có đến 80% hàng hóa không đạt yêu cầu.
Còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành này.../.
Mỹ Phương (TTXVN)