Chỉ còn vài ngày nữa, Hội nghị các Nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 19 (APEC 19) sẽ được tổ chức tại Hawaii, Hoa Kỳ.
Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ tham dự hội nghị từ ngày 10-13/11.
Kể từ khi thành lập (năm 1989), trải qua 18 kỳ Hội nghị cấp cao, APEC đã luôn hoạt động với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư.
APEC hiện là cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại lớn nhất trong khu vực, gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm khoảng 40% dân số, 55% GDP và hơn 44% thương mại toàn cầu. Qua hơn 20 năm phát triển, Diễn đàn hợp tác APEC đã khẳng định được vai trò và vị thế trong khu vực và quốc tế, được các thành viên coi trọng.
Tuy nhiên, APEC cũng đang tích cực đẩy mạnh các nỗ lực cải cách tăng cường hiệu quả hợp tác, duy trì và nâng cao vị thế trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới và trước sự nổi lên của một số cơ chế khu vực, toàn cầu như cấp cao Đông Á, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và G20.
Từ khi gia nhập APEC (11/1998), Việt Nam luôn tham gia một cách tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Sự thành công của Năm APEC 2006 do Việt Nam tổ chức đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với các thành viên.
Việt Nam đã đóng góp vào xây dựng các nội dung hợp tác, các chiến lược và kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến, đảm nhận vị trí điều hành nhóm công tác về đối phó với tình trạng khẩn cấp, nhóm công tác về thương mại điện tử, triển khai thành công khoảng 70 sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống khủng bố...
Hoạt động hợp tác trong APEC đã góp phần nâng cao vị thế đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ song phương với đối tác quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tham gia APEC, Việt Nam có điều kiện tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý thông qua các hoạt động đầu tư, thương mại với các thành viên APEC, trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada.
Các hoạt động thường niên của cộng đồng DN APEC như Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng Giám đốc/Chủ tịch Công ty, Hội chợ cơ hội đầu tư, đối thoại giữa các Nguyên thủ và Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) đã giúp Việt Nam kết nối hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực trên cơ sở quan hệ hợp tác cùng có lợi.
Năm nay, Hoa Kỳ là nước chủ nhà APEC 19. Với chủ đề "Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại", hội nghị lần này sẽ tập trung vào 3 nội dung ưu tiên: liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại, tăng trưởng xanh và tăng cường đồng bộ chính sách.
Ngoài ra, các nội dung hợp tác về kinh tế kỹ thuật và an ninh con người tiếp tục được các thành viên đề cao và sẽ được thảo luận tại các hội nghị bộ trưởng và hội nghị SOM.
Theo đó, ngoài việc triển khai các nội dung hợp tác thuộc thương mại truyền thống, APEC tiếp tục xem xét, thảo luận và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực thương mại thuộc thế hệ mới như hội nhập kinh tế khu vực, trong đó tập trung vào việc cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng này.
Đáng chú ý là những nét mới trong nội dung Hội nghị cũng là những vấn đề quan tâm và là lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong phát triển kinh tế như tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế thị trường, liên kết kinh tế thương mại khu vực, tăng trưởng xanh.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều khó khăn thì việc tăng cường giao thương giữa các nước cũng như cùng hợp tác giải quyết các vấn đề kinh tế để vượt qua khủng hoảng sẽ mở ra một cơ hội mới cho tất cả các thành viên APEC trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững.
Theo bà Nguyễn Nguyệt Nga, Vụ trưởng vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, Việt Nam cần xác định đúng các ưu tiên tham gia APEC cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực, mà trong năm 2011 là nội dung liên kết kinh tế khu vực, ứng phó với thiên tai, phát triển nguồn nhân lực… nhất là hợp tác chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động của APEC.
Đồng thời, có đánh giá toàn diện, tổng thể về những tác động có thể có của các cam kết thương mại, đầu tư của APEC, các mục tiêu Bogor cũng như và các nội dung thương mại, đầu tư thuộc thế hệ mới mà APEC đang thảo luận năm nay, nắm bắt kịp thời thông tin các chương trình thuận lợi hóa thương mại đầu tư của APEC...
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao APEC nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có APEC.
Tham dự các hội nghị cấp cao APEC là dịp để Việt Nam tranh thủ các chương trình hợp tác phù hợp của APEC để thiết thực góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ chính trị, thương mại, đầu tư với các đối tác, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên APEC thông qua trao đổi thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam./.
Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ tham dự hội nghị từ ngày 10-13/11.
Kể từ khi thành lập (năm 1989), trải qua 18 kỳ Hội nghị cấp cao, APEC đã luôn hoạt động với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư.
APEC hiện là cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại lớn nhất trong khu vực, gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm khoảng 40% dân số, 55% GDP và hơn 44% thương mại toàn cầu. Qua hơn 20 năm phát triển, Diễn đàn hợp tác APEC đã khẳng định được vai trò và vị thế trong khu vực và quốc tế, được các thành viên coi trọng.
Tuy nhiên, APEC cũng đang tích cực đẩy mạnh các nỗ lực cải cách tăng cường hiệu quả hợp tác, duy trì và nâng cao vị thế trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới và trước sự nổi lên của một số cơ chế khu vực, toàn cầu như cấp cao Đông Á, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và G20.
Từ khi gia nhập APEC (11/1998), Việt Nam luôn tham gia một cách tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Sự thành công của Năm APEC 2006 do Việt Nam tổ chức đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với các thành viên.
Việt Nam đã đóng góp vào xây dựng các nội dung hợp tác, các chiến lược và kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến, đảm nhận vị trí điều hành nhóm công tác về đối phó với tình trạng khẩn cấp, nhóm công tác về thương mại điện tử, triển khai thành công khoảng 70 sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống khủng bố...
Hoạt động hợp tác trong APEC đã góp phần nâng cao vị thế đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ song phương với đối tác quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tham gia APEC, Việt Nam có điều kiện tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý thông qua các hoạt động đầu tư, thương mại với các thành viên APEC, trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada.
Các hoạt động thường niên của cộng đồng DN APEC như Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng Giám đốc/Chủ tịch Công ty, Hội chợ cơ hội đầu tư, đối thoại giữa các Nguyên thủ và Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) đã giúp Việt Nam kết nối hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực trên cơ sở quan hệ hợp tác cùng có lợi.
Năm nay, Hoa Kỳ là nước chủ nhà APEC 19. Với chủ đề "Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại", hội nghị lần này sẽ tập trung vào 3 nội dung ưu tiên: liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại, tăng trưởng xanh và tăng cường đồng bộ chính sách.
Ngoài ra, các nội dung hợp tác về kinh tế kỹ thuật và an ninh con người tiếp tục được các thành viên đề cao và sẽ được thảo luận tại các hội nghị bộ trưởng và hội nghị SOM.
Theo đó, ngoài việc triển khai các nội dung hợp tác thuộc thương mại truyền thống, APEC tiếp tục xem xét, thảo luận và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực thương mại thuộc thế hệ mới như hội nhập kinh tế khu vực, trong đó tập trung vào việc cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng này.
Đáng chú ý là những nét mới trong nội dung Hội nghị cũng là những vấn đề quan tâm và là lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong phát triển kinh tế như tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế thị trường, liên kết kinh tế thương mại khu vực, tăng trưởng xanh.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều khó khăn thì việc tăng cường giao thương giữa các nước cũng như cùng hợp tác giải quyết các vấn đề kinh tế để vượt qua khủng hoảng sẽ mở ra một cơ hội mới cho tất cả các thành viên APEC trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững.
Theo bà Nguyễn Nguyệt Nga, Vụ trưởng vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, Việt Nam cần xác định đúng các ưu tiên tham gia APEC cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực, mà trong năm 2011 là nội dung liên kết kinh tế khu vực, ứng phó với thiên tai, phát triển nguồn nhân lực… nhất là hợp tác chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động của APEC.
Đồng thời, có đánh giá toàn diện, tổng thể về những tác động có thể có của các cam kết thương mại, đầu tư của APEC, các mục tiêu Bogor cũng như và các nội dung thương mại, đầu tư thuộc thế hệ mới mà APEC đang thảo luận năm nay, nắm bắt kịp thời thông tin các chương trình thuận lợi hóa thương mại đầu tư của APEC...
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao APEC nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có APEC.
Tham dự các hội nghị cấp cao APEC là dịp để Việt Nam tranh thủ các chương trình hợp tác phù hợp của APEC để thiết thực góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ chính trị, thương mại, đầu tư với các đối tác, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên APEC thông qua trao đổi thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)