Bị bại não bẩm sinh, liệt cả hai tay, hai chân nhưng thí sinh Nguyễn Thùy Chi vẫn học hết lớp 12 và dự thi vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường đã bố trí một phòng thi đặc biệt cho Chi.
Một mình em nhưng có tới ba giám thị. Một giám thị đọc đề, em sẽ làm bài bằng miệng. Một giám thị chép toàn bộ bài thi cho em, sau đó đọc lại bài cho em soát. Giám thị thứ ba có nhiệm vụ giám sát các công đoạn trên. Toàn bộ quá trình làm bài được ghi âm ghi hình lưu lại để đảm bảo tính công bằng, khách quan.
Cô sĩ tử đặc biệt này đến điểm thi bằng xe lăn cùng với người bác.
Bố mẹ em chia tay khi Thùy Chi mới lên ba tuổi, từ đó cô sống với bố và ông bà nội. Bố Chi bị bệnh thận mãn tính nhưng vẫn thường đi làm xa để kiếm tiền nuôi con.
Đến trường, Chi phải nhờ bạn bè chép bài hộ. Tuy vậy, vượt qua những thử thách của số phận, cô học trò nhỏ đã không ngừng nỗ lực vươn lên và luôn là là học sinh tiên tiến. Ngoài ra, Chi còn khá nổi tiếng ở trường với nhiều bài thơ, trong đó có nhiều bài được giáo viên trong trường phổ nhạc.
Ý thức được những thiệt thòi của bản thân, cô sĩ tử này đăng ký dự thi vào khoa Văn của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với ước mong giản dị sẽ làm biên tập viên tạp chí văn học hoặc làm ở viện nghiên cứu văn học.
“Em muốn tự chăm lo được cho bản thân, phụ giúp gia đình và khẳng định những người có hoàn cảnh đặc biệt vẫn có thể sống có ích,” Chi chia sẻ./.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường đã bố trí một phòng thi đặc biệt cho Chi.
Một mình em nhưng có tới ba giám thị. Một giám thị đọc đề, em sẽ làm bài bằng miệng. Một giám thị chép toàn bộ bài thi cho em, sau đó đọc lại bài cho em soát. Giám thị thứ ba có nhiệm vụ giám sát các công đoạn trên. Toàn bộ quá trình làm bài được ghi âm ghi hình lưu lại để đảm bảo tính công bằng, khách quan.
Cô sĩ tử đặc biệt này đến điểm thi bằng xe lăn cùng với người bác.
Bố mẹ em chia tay khi Thùy Chi mới lên ba tuổi, từ đó cô sống với bố và ông bà nội. Bố Chi bị bệnh thận mãn tính nhưng vẫn thường đi làm xa để kiếm tiền nuôi con.
Đến trường, Chi phải nhờ bạn bè chép bài hộ. Tuy vậy, vượt qua những thử thách của số phận, cô học trò nhỏ đã không ngừng nỗ lực vươn lên và luôn là là học sinh tiên tiến. Ngoài ra, Chi còn khá nổi tiếng ở trường với nhiều bài thơ, trong đó có nhiều bài được giáo viên trong trường phổ nhạc.
Ý thức được những thiệt thòi của bản thân, cô sĩ tử này đăng ký dự thi vào khoa Văn của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với ước mong giản dị sẽ làm biên tập viên tạp chí văn học hoặc làm ở viện nghiên cứu văn học.
“Em muốn tự chăm lo được cho bản thân, phụ giúp gia đình và khẳng định những người có hoàn cảnh đặc biệt vẫn có thể sống có ích,” Chi chia sẻ./.
Phạm Mai (Vietnam+)