Phiên điều trần thứ ba về chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam do Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Các vấn đề về môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức tại Washington ngày 15/7/2010 được Hạ nghị sĩ Eni F.H.Faleomaveaga, người đề xuất và điều hành cả ba phiên điều trần đánh giá là thành công.
Tham gia phiên điều trần lần thứ ba còn có giáo sư-bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA), Phó Chủ tịch Hội Sản khoa Việt Nam.
Cũng trong phiên điều trần này, lần đầu tiên một nhân chứng - nạn nhân chất độc da cam, Trần Thị Hoan, 23 tuổi, được phát biểu trước Quốc hội Mỹ.
Khi Hoan và bác sĩ Ngọc Phượng bước vào phòng họp, không khí rất nghiêm trang, cánh phải là báo chí ngồi, ở giữa và bên trái là các nghị sĩ. Qua cuộc tranh luận trước đó, Hoan nhận thấy Hạ nghị sĩ Faleomaveaga điều hành buổi điều trần rất quan tâm và muốn dành công lý cho những nạn nhân da cam. Vì thế Hoan cảm thấy đỡ run hơn.
Giáo sư-bác sĩ Ngọc Phượng nói trước, rồi mới đến Hoan, phải từ từ một lúc Hoan mới hết run. “Tôi sinh ra đã không có hai chân và bàn tay trái - di chứng từ mẹ tôi đã bị nhiễm dioxin khi đang khai hoang đất để làm rẫy. Tuy vậy, tôi vẫn là một người may mắn, tôi vẫn có khả năng hiểu biết như mọi người và được Làng Hòa Bình giúp đỡ, nuôi nấng cho ăn học từ năm 1994 đến nay. Nhưng còn hàng trăm, hàng ngàn những nạn nhân khác, họ đang gặp phải những khó khăn, những đau đớn, đang chết dần chết mòn từng ngày bởi dioxin,” thay mặt những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, Trần Thị Hoan đã mở đầu như vậy.
Hoan đã nói nhiều về những khó khăn mà các nạn nhân chất độc da cam gặp phải trong cuộc sống. “Ai cũng có những ước muốn về một gia đình, một công việc, một cuộc sống bình yên và các nạn nhân da cam cũng vậy. Nhưng ước muốn của họ đã bị chất độc da cam cướp đi,” đồng thời bày tỏ mong muốn các công ty hóa chất Mỹ có những hành động đúng đắn để bù đắp cho những nạn nhân chịu ảnh hưởng khủng khiếp của chất độc do họ sản xuất vì đó là vấn đề nhân đạo và nhân văn.
Hoan đã kêu gọi người dân và Chính phủ Mỹ hãy dang rộng cánh tay để giúp lớp trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc da cam được chăm sóc tốt hơn, được học nghề để hòa nhập cộng đồng. Với nạn nhân thế hệ thứ nhất sẽ được điều trị tốt hơn.
Khi Hoan bày tỏ về niềm tin và hy vọng của các nạn nhân chất độc da cam bằng câu “Ngày mai trời lại sáng,” nó tương tự một bài hát tiếng Anh “The sun will come up tomorrow,” Hạ nghị sĩ Faleomaveaga đã rất xúc động và chậm rãi nhắc lại câu đó bằng tiếng Việt.
Sau buổi họp, ông đã mời giáo sư-bác sĩ Ngọc Phượng và Hoan về phòng làm việc để tặng quà lưu niệm và cùng chụp ảnh. Chuyến sang Mỹ với tư cách “nạn nhân chất độc da cam” hồi tháng bảy vừa qua với Trần Thị Hoan đã là chuyến thứ hai.
Vào tháng 10/2008, Hoan đã có chuyến sang Mỹ lần đầu trong đoàn của bà Đoàn Hồng Nhật, cũng là một nạn nhân của chất độc da cam. Bà Nhật sinh con trai đầu lòng bình thường, sau đó trong thời gian hoạt động cách mạng bà bị nhiễm chất độc da cam, rồi bị bắt làm tù chính trị.
Sau này bà toàn bị sảy thai, thậm chí có một bào thai của bà - di chứng của chất độc da cam hiện vẫn còn được lưu giữ tại bệnh viện Từ Dũ.
Hồi đó ba cô cháu sang Mỹ hơn một tháng, đi tới các trường đại học Mỹ gặp gỡ giao lưu với lớp trẻ và người dân Mỹ. Rất nhiều người dân Mỹ, nhất là lớp trẻ đã rất xúc động vì không biết gì về chất độc da cam do Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam và hậu quả của nó. Họ hỏi Chính phủ Mỹ đã giúp gì cho nạn nhân chất độc da cam và họ có thể giúp được gì.
Nhiều nơi người dân Mỹ đứng xếp hàng để ký ủng hộ việc yêu cầu các công ty hóa chất Mỹ và Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Hiện nay, cô gái bé nhỏ Trần Thị Hoan là sinh viên năm cuối và đang gấp rút chuẩn bị thi tốt nghiệp ngành Hệ thống Thông tin Khoa Công nghệ Thông tin Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoan còn được giáo sư-bác sĩ Ngọc Phượng khen có vốn tiếng Anh khá, sang Mỹ có thể giao tiếp bình thường. Đó một phần do Hoan cố gắng, một phần được nhà nhiếp ảnh Nishimura người Nhật tài trợ cho mấy khóa học tiếng Anh ở Trung tâm Cleverland.
Hoan vẫn sống cùng phòng với năm em nhỏ tật nguyền khác tại Làng Hòa Bình Bệnh viện Từ Dũ. Không ít lần cô phải đau đớn chứng kiến khi đi học về thì chủ nhân giường bên đã ra đi mãi mãi, hay những lần cả phòng nhốn nháo vì những ca cấp cứu.
Với sự trợ giúp của đôi chân giả Hoan có thể đi lại bình thường, thậm chí cô còn đi lại khắp nơi trong thành phố trên chiếc xe máy ba bánh.
Bằng nghị lực phi thường, nỗ lực vươn lên không mệt mỏi, tin tưởng vào “Ngày mai trời lại sáng,” cùng với sự trợ giúp của các cô trong Làng Hòa Bình và rất nhiều nhà hảo tâm, Hoan đã thực hiện được ước mơ của ba mẹ, những nông dân nghèo ở Bình Thuận, là có nghề nghiệp để có thể tự nuôi sống bản thân, hòa nhập cộng đồng./.
Tham gia phiên điều trần lần thứ ba còn có giáo sư-bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA), Phó Chủ tịch Hội Sản khoa Việt Nam.
Cũng trong phiên điều trần này, lần đầu tiên một nhân chứng - nạn nhân chất độc da cam, Trần Thị Hoan, 23 tuổi, được phát biểu trước Quốc hội Mỹ.
Khi Hoan và bác sĩ Ngọc Phượng bước vào phòng họp, không khí rất nghiêm trang, cánh phải là báo chí ngồi, ở giữa và bên trái là các nghị sĩ. Qua cuộc tranh luận trước đó, Hoan nhận thấy Hạ nghị sĩ Faleomaveaga điều hành buổi điều trần rất quan tâm và muốn dành công lý cho những nạn nhân da cam. Vì thế Hoan cảm thấy đỡ run hơn.
Giáo sư-bác sĩ Ngọc Phượng nói trước, rồi mới đến Hoan, phải từ từ một lúc Hoan mới hết run. “Tôi sinh ra đã không có hai chân và bàn tay trái - di chứng từ mẹ tôi đã bị nhiễm dioxin khi đang khai hoang đất để làm rẫy. Tuy vậy, tôi vẫn là một người may mắn, tôi vẫn có khả năng hiểu biết như mọi người và được Làng Hòa Bình giúp đỡ, nuôi nấng cho ăn học từ năm 1994 đến nay. Nhưng còn hàng trăm, hàng ngàn những nạn nhân khác, họ đang gặp phải những khó khăn, những đau đớn, đang chết dần chết mòn từng ngày bởi dioxin,” thay mặt những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, Trần Thị Hoan đã mở đầu như vậy.
Hoan đã nói nhiều về những khó khăn mà các nạn nhân chất độc da cam gặp phải trong cuộc sống. “Ai cũng có những ước muốn về một gia đình, một công việc, một cuộc sống bình yên và các nạn nhân da cam cũng vậy. Nhưng ước muốn của họ đã bị chất độc da cam cướp đi,” đồng thời bày tỏ mong muốn các công ty hóa chất Mỹ có những hành động đúng đắn để bù đắp cho những nạn nhân chịu ảnh hưởng khủng khiếp của chất độc do họ sản xuất vì đó là vấn đề nhân đạo và nhân văn.
Hoan đã kêu gọi người dân và Chính phủ Mỹ hãy dang rộng cánh tay để giúp lớp trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc da cam được chăm sóc tốt hơn, được học nghề để hòa nhập cộng đồng. Với nạn nhân thế hệ thứ nhất sẽ được điều trị tốt hơn.
Khi Hoan bày tỏ về niềm tin và hy vọng của các nạn nhân chất độc da cam bằng câu “Ngày mai trời lại sáng,” nó tương tự một bài hát tiếng Anh “The sun will come up tomorrow,” Hạ nghị sĩ Faleomaveaga đã rất xúc động và chậm rãi nhắc lại câu đó bằng tiếng Việt.
Sau buổi họp, ông đã mời giáo sư-bác sĩ Ngọc Phượng và Hoan về phòng làm việc để tặng quà lưu niệm và cùng chụp ảnh. Chuyến sang Mỹ với tư cách “nạn nhân chất độc da cam” hồi tháng bảy vừa qua với Trần Thị Hoan đã là chuyến thứ hai.
Vào tháng 10/2008, Hoan đã có chuyến sang Mỹ lần đầu trong đoàn của bà Đoàn Hồng Nhật, cũng là một nạn nhân của chất độc da cam. Bà Nhật sinh con trai đầu lòng bình thường, sau đó trong thời gian hoạt động cách mạng bà bị nhiễm chất độc da cam, rồi bị bắt làm tù chính trị.
Sau này bà toàn bị sảy thai, thậm chí có một bào thai của bà - di chứng của chất độc da cam hiện vẫn còn được lưu giữ tại bệnh viện Từ Dũ.
Hồi đó ba cô cháu sang Mỹ hơn một tháng, đi tới các trường đại học Mỹ gặp gỡ giao lưu với lớp trẻ và người dân Mỹ. Rất nhiều người dân Mỹ, nhất là lớp trẻ đã rất xúc động vì không biết gì về chất độc da cam do Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam và hậu quả của nó. Họ hỏi Chính phủ Mỹ đã giúp gì cho nạn nhân chất độc da cam và họ có thể giúp được gì.
Nhiều nơi người dân Mỹ đứng xếp hàng để ký ủng hộ việc yêu cầu các công ty hóa chất Mỹ và Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Hiện nay, cô gái bé nhỏ Trần Thị Hoan là sinh viên năm cuối và đang gấp rút chuẩn bị thi tốt nghiệp ngành Hệ thống Thông tin Khoa Công nghệ Thông tin Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoan còn được giáo sư-bác sĩ Ngọc Phượng khen có vốn tiếng Anh khá, sang Mỹ có thể giao tiếp bình thường. Đó một phần do Hoan cố gắng, một phần được nhà nhiếp ảnh Nishimura người Nhật tài trợ cho mấy khóa học tiếng Anh ở Trung tâm Cleverland.
Hoan vẫn sống cùng phòng với năm em nhỏ tật nguyền khác tại Làng Hòa Bình Bệnh viện Từ Dũ. Không ít lần cô phải đau đớn chứng kiến khi đi học về thì chủ nhân giường bên đã ra đi mãi mãi, hay những lần cả phòng nhốn nháo vì những ca cấp cứu.
Với sự trợ giúp của đôi chân giả Hoan có thể đi lại bình thường, thậm chí cô còn đi lại khắp nơi trong thành phố trên chiếc xe máy ba bánh.
Bằng nghị lực phi thường, nỗ lực vươn lên không mệt mỏi, tin tưởng vào “Ngày mai trời lại sáng,” cùng với sự trợ giúp của các cô trong Làng Hòa Bình và rất nhiều nhà hảo tâm, Hoan đã thực hiện được ước mơ của ba mẹ, những nông dân nghèo ở Bình Thuận, là có nghề nghiệp để có thể tự nuôi sống bản thân, hòa nhập cộng đồng./.
Minh Hạnh (Báo Tin Tức/Vietnam+)