Vụ việc cô Hoàng Thị Nam 1987 bị chồng là ông Lim Chae Won (37 tuổi) sát hại khi mới sinh con được 19 ngày đang gây ra những bất bình và xót xa trong dư luận xã hội.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi, phỏng vấn cùng chuyên gia về giáo dục và chuyên gia về luật pháp xung quanh chuyện cô dâu Việt lấy chồng xứ người.
Tin về cô dâu Việt bị sát hại luôn gây day dứt
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phân tích: “Hiện tượng lấy chồng là người nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Hội nhập là cả một quá trình sâu rộng về mọi mặt. Chính vì thế xu hướng kết hôn với người nước ngoài đang trở nên tất yếu. Hôn nhân ngày nay không còn đặt vấn đề khoảng cách về biên giới lãnh thổ, khoảng cách dân tộc như khoảng gần hai chục năm trở về trước.
"Nhà nước cũng đã có những chính sách cởi mở [về vấn đề này], có thể nói đó là chính sách mang tính nhân văn. Tuy nhiên, đằng sau các cuộc hôn nhân cũng cần tìm hiểu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đó được hình thành bởi tình yêu hay vì những gì khác.
"Cũng có những ý kiến cho rằng chuyện hôn nhân ở đâu cũng có những thử thách và cũng cần được bảo vệ. Ngay cả trong nước cũng có những chuyện bạo hành, nhưng ta cần nhớ tới nỗi khổ của phụ nữ Việt làm vợ người ngoại quốc và sống ở nước ngoài không có gia đình ruột thịt ở bên. Sự cô đơn, lẻ loi sẽ kéo theo rất nhiều thiệt thòi, đau đớn.
[Đã xác minh nhân thân của cô dâu Việt bị sát hại]
"Tin về mỗi cô dâu Việt bị đánh đập, thậm chí bị giết hại luôn làm mọi người Việt chúng ta day dứt. Những người phụ nữ trẻ ấy nơi đất khách quê người không có gia đình, không có xóm làng, càng không có nhiều sự đồng cảm trong cộng đồng người Việt như sống trong lòng đất nước. Vì thế mà bất hạnh của các cô dâu Việt xa xứ đã nhân lên gấp bội phần.
"Nếu là hôn nhân có tình yêu thì còn ít nhiều có đồng cảm, tôn trọng và sẻ chia trong cuộc sống. Nhưng nếu hôn nhân vì mục đích kinh tế thì việc kết hôn mong 'thoát nghèo' có thể đem đến những mối họa khôn lường - cái họa khủng khiếp không thể tính đếm.
"Còn có một dạng nữa là hôn nhân do bị lừa. Cô dâu trẻ cùng gia đình của cô ta đã bị lừa dối, bị đưa vào vùng ảo tưởng. Đó chỉ là ảo tưởng về sự sung sướng, an nhàn nơi xứ người. Họ đã bị dụ dỗ và nghe lời người môi giới, lôi kéo mà 'nhắm mắt đưa… thân!'
"Điều tôi muốn nói ở đây là sự khác nhau về văn hóa sống sẽ là một trong những nguy cơ lớn nhất cho mọi rạn nứt. Nếu cuộc hôn nhân kết hợp hai người từ hai gia đình có truyền thống, lối sống khác nhau cũng đã bất hạnh rồi. Ví dụ như một gia đình trọng đạo so với một gia đình coi thường chuyện học hành.
"Đây còn là sự khác nhau về truyền thống dân tộc, khác biệt về văn hóa. Thế nên nhất định cần đặt ra vấn đề là phải am hiểu thì mới chia sẻ và chung sống được.
"Thực tế đã cho thấy rằng nếu chỉ kết nối thông qua… thể xác (tình dục) thì quá mạo hiểm. Vì tình cảm cũng có thể nảy sinh song nếu không đủ kiên nhẫn, không đủ hiểu biết để 'chịu đựng' thử thách và sóng gió ban đầu của cuộc sống chung thì cầm chắc việc chia lìa. Và với việc mất mạng như cô Nam thì chia lìa còn là chuyện nhỏ.
"Vấn đề đặt ra là cần 'giáo dục' những người lấy chồng ngoại trước khi bước vào cuộc hôn nhân ở ngoài nước như thế nào? Tôi được biết đối với một số quốc gia phương Tây, kể cả hôn nhân có tình yêu rất tự nguyện đều phải qua phỏng vấn xem trình độ ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa thế nào thì mới được nhập cư.
"Cơ quan đại diện của các nước này không căn cứ vào yêu hay không (vì việc này không kiểm tra được) mà họ thông qua kết quả thi. Chưa thi được, thì cứ ôn lại, học lại cho đến khi nào nắm được văn hóa sống của nước sẽ nhập cư thì thôi. Nhiều đôi yêu nhau 'tình xuyên biên giới' mà vẫn phải qua thi cử liên miên.
"Ở Australia, người ta cũng làm việc nêu trên rất tốt. Đại diện nhà chức trách nước bạn phỏng vấn kiểm tra điều kiện về văn hóa sống có đủ không. Nếu cần các cô dâu phải được tập huấn, giáo dục bài bản.
"Tôi nghĩ rằng không chỉ phía 'người' mà phía 'mình' cũng phải xét duyệt, hướng dẫn kỹ càng và kiểm tra đầy đủ. Đặc biệt cần có hướng dẫn để các cô dâu Việt tự vệ và tạo mối dây liên hệ để hỗ trợ khi bị bạo hành, khi cần bảo vệ. Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, Hội việt Kiều, Đại sứ quán đều có vai trò và các tổ chức này cũng đã giúp đỡ cho người Việt ở các nước sở tại. Thực tế, họ cần là và chính là “nhà ngoại” để các cô dâu Việt bị ngược đãi tìm về."
Đặt vấn đề “hội nhập” về pháp luật
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Chu Hồng Thanh, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đưa ra những ý kiến trao đổi: "Theo xu thế toàn cầu mạnh mẽ. Nhu cầu kết hôn với người nước ngoài của công dân các nước đều đang ngày càng tăng. Số lượng công dân Việt Nam kết hôn với công dân các nước khác cũng ngày một nhiều.
"Bàn về làm dâu ở nước ngoài, ta cũng nên thấy rõ rằng nếu các cô gái Việt lấy chồng và sống ở các thành phố lớn, ở các nước phát triển thì có thể có hạnh phúc vì được đối xử văn minh, tôn trọng.
"Nhưng cần chú ý hơn cả là các trường hợp phụ nữ đi lấy chồng ở các vùng nông thôn xa xôi, những vùng khó khăn ở nước ngoài. Hầu hết họ phải lao động vất vả. Không ít người sang đó để trở thành là lao động chính trong gia đình.
"Ở các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc thì còn một vấn đề nữa là màu sắc gia trưởng của người đàn ông rất đậm đặc. Vì vậy mà quyền lợi của người phụ nữ bị xem nhẹ.
[Lấy chồng Hàn: “Không có tình yêu sẽ là đánh bạc”]
"Bên cạnh những đôi hạnh phúc thì không ít người 'khóc dở mếu dở.' Đáng lên án mạnh mẽ chính là những vụ bị đối xử tàn tệ, thậm chí dẫn đến thiệt mạng.
"Tôi nghĩ rằng, Chính phủ từ hai phía cần quan tâm, rà soát hành lang pháp lý thế nào. Giúp cho người đi làm dâu xứ người có nhận thức pháp lý rõ ràng.
"Người Việt ở bất cứ nước nào cũng cần có ý thức pháp luật và hiểu những điều luật, những điểm cần thiết trong luật của nước mình sinh sống.
"Nếu nắm được luật tức là người Việt hiểu được quyền lợi của mình. Họ hiểu bản thân cũng như con cái mình sẽ được chính quyền luật pháp nước sở tại bảo vệ ra sao khi cần. Tôi muốn đặt vấn đề 'hội nhập' về pháp luật trong hiểu biết của người Việt.
"Đã có nhiều ý kiến đặt ra là phía Việt Nam cũng cần phải phỏng vấn mới cho nữ công dân của mình xuất ngoại lấy chồng. Nhưng vấn đề là ai phỏng vấn thì chưa phải là dễ có lời đáp thống nhất ngay. Tuy nhiên, theo tôi Hội Liên hiệp Phụ nữ chính là nơi có thể phỏng vấn cùng với việc tư vấn giúp đỡ về nhận thức đời sống.
"Bên cạnh đó là giới luật gia cũng có thể hỗ trợ về hiểu biết pháp luật nước, vùng mà cô dâu Việt sắp sang sinh sống. Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức ngoại giao phi chính phủ cũng có thể tham gia hướng dẫn, hỗ trợ"./.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi, phỏng vấn cùng chuyên gia về giáo dục và chuyên gia về luật pháp xung quanh chuyện cô dâu Việt lấy chồng xứ người.
Tin về cô dâu Việt bị sát hại luôn gây day dứt
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phân tích: “Hiện tượng lấy chồng là người nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Hội nhập là cả một quá trình sâu rộng về mọi mặt. Chính vì thế xu hướng kết hôn với người nước ngoài đang trở nên tất yếu. Hôn nhân ngày nay không còn đặt vấn đề khoảng cách về biên giới lãnh thổ, khoảng cách dân tộc như khoảng gần hai chục năm trở về trước.
"Nhà nước cũng đã có những chính sách cởi mở [về vấn đề này], có thể nói đó là chính sách mang tính nhân văn. Tuy nhiên, đằng sau các cuộc hôn nhân cũng cần tìm hiểu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đó được hình thành bởi tình yêu hay vì những gì khác.
"Cũng có những ý kiến cho rằng chuyện hôn nhân ở đâu cũng có những thử thách và cũng cần được bảo vệ. Ngay cả trong nước cũng có những chuyện bạo hành, nhưng ta cần nhớ tới nỗi khổ của phụ nữ Việt làm vợ người ngoại quốc và sống ở nước ngoài không có gia đình ruột thịt ở bên. Sự cô đơn, lẻ loi sẽ kéo theo rất nhiều thiệt thòi, đau đớn.
[Đã xác minh nhân thân của cô dâu Việt bị sát hại]
"Tin về mỗi cô dâu Việt bị đánh đập, thậm chí bị giết hại luôn làm mọi người Việt chúng ta day dứt. Những người phụ nữ trẻ ấy nơi đất khách quê người không có gia đình, không có xóm làng, càng không có nhiều sự đồng cảm trong cộng đồng người Việt như sống trong lòng đất nước. Vì thế mà bất hạnh của các cô dâu Việt xa xứ đã nhân lên gấp bội phần.
"Nếu là hôn nhân có tình yêu thì còn ít nhiều có đồng cảm, tôn trọng và sẻ chia trong cuộc sống. Nhưng nếu hôn nhân vì mục đích kinh tế thì việc kết hôn mong 'thoát nghèo' có thể đem đến những mối họa khôn lường - cái họa khủng khiếp không thể tính đếm.
"Còn có một dạng nữa là hôn nhân do bị lừa. Cô dâu trẻ cùng gia đình của cô ta đã bị lừa dối, bị đưa vào vùng ảo tưởng. Đó chỉ là ảo tưởng về sự sung sướng, an nhàn nơi xứ người. Họ đã bị dụ dỗ và nghe lời người môi giới, lôi kéo mà 'nhắm mắt đưa… thân!'
"Điều tôi muốn nói ở đây là sự khác nhau về văn hóa sống sẽ là một trong những nguy cơ lớn nhất cho mọi rạn nứt. Nếu cuộc hôn nhân kết hợp hai người từ hai gia đình có truyền thống, lối sống khác nhau cũng đã bất hạnh rồi. Ví dụ như một gia đình trọng đạo so với một gia đình coi thường chuyện học hành.
"Đây còn là sự khác nhau về truyền thống dân tộc, khác biệt về văn hóa. Thế nên nhất định cần đặt ra vấn đề là phải am hiểu thì mới chia sẻ và chung sống được.
"Thực tế đã cho thấy rằng nếu chỉ kết nối thông qua… thể xác (tình dục) thì quá mạo hiểm. Vì tình cảm cũng có thể nảy sinh song nếu không đủ kiên nhẫn, không đủ hiểu biết để 'chịu đựng' thử thách và sóng gió ban đầu của cuộc sống chung thì cầm chắc việc chia lìa. Và với việc mất mạng như cô Nam thì chia lìa còn là chuyện nhỏ.
"Vấn đề đặt ra là cần 'giáo dục' những người lấy chồng ngoại trước khi bước vào cuộc hôn nhân ở ngoài nước như thế nào? Tôi được biết đối với một số quốc gia phương Tây, kể cả hôn nhân có tình yêu rất tự nguyện đều phải qua phỏng vấn xem trình độ ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa thế nào thì mới được nhập cư.
"Cơ quan đại diện của các nước này không căn cứ vào yêu hay không (vì việc này không kiểm tra được) mà họ thông qua kết quả thi. Chưa thi được, thì cứ ôn lại, học lại cho đến khi nào nắm được văn hóa sống của nước sẽ nhập cư thì thôi. Nhiều đôi yêu nhau 'tình xuyên biên giới' mà vẫn phải qua thi cử liên miên.
"Ở Australia, người ta cũng làm việc nêu trên rất tốt. Đại diện nhà chức trách nước bạn phỏng vấn kiểm tra điều kiện về văn hóa sống có đủ không. Nếu cần các cô dâu phải được tập huấn, giáo dục bài bản.
"Tôi nghĩ rằng không chỉ phía 'người' mà phía 'mình' cũng phải xét duyệt, hướng dẫn kỹ càng và kiểm tra đầy đủ. Đặc biệt cần có hướng dẫn để các cô dâu Việt tự vệ và tạo mối dây liên hệ để hỗ trợ khi bị bạo hành, khi cần bảo vệ. Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, Hội việt Kiều, Đại sứ quán đều có vai trò và các tổ chức này cũng đã giúp đỡ cho người Việt ở các nước sở tại. Thực tế, họ cần là và chính là “nhà ngoại” để các cô dâu Việt bị ngược đãi tìm về."
Đặt vấn đề “hội nhập” về pháp luật
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Chu Hồng Thanh, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đưa ra những ý kiến trao đổi: "Theo xu thế toàn cầu mạnh mẽ. Nhu cầu kết hôn với người nước ngoài của công dân các nước đều đang ngày càng tăng. Số lượng công dân Việt Nam kết hôn với công dân các nước khác cũng ngày một nhiều.
"Bàn về làm dâu ở nước ngoài, ta cũng nên thấy rõ rằng nếu các cô gái Việt lấy chồng và sống ở các thành phố lớn, ở các nước phát triển thì có thể có hạnh phúc vì được đối xử văn minh, tôn trọng.
"Nhưng cần chú ý hơn cả là các trường hợp phụ nữ đi lấy chồng ở các vùng nông thôn xa xôi, những vùng khó khăn ở nước ngoài. Hầu hết họ phải lao động vất vả. Không ít người sang đó để trở thành là lao động chính trong gia đình.
"Ở các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc thì còn một vấn đề nữa là màu sắc gia trưởng của người đàn ông rất đậm đặc. Vì vậy mà quyền lợi của người phụ nữ bị xem nhẹ.
[Lấy chồng Hàn: “Không có tình yêu sẽ là đánh bạc”]
"Bên cạnh những đôi hạnh phúc thì không ít người 'khóc dở mếu dở.' Đáng lên án mạnh mẽ chính là những vụ bị đối xử tàn tệ, thậm chí dẫn đến thiệt mạng.
"Tôi nghĩ rằng, Chính phủ từ hai phía cần quan tâm, rà soát hành lang pháp lý thế nào. Giúp cho người đi làm dâu xứ người có nhận thức pháp lý rõ ràng.
"Người Việt ở bất cứ nước nào cũng cần có ý thức pháp luật và hiểu những điều luật, những điểm cần thiết trong luật của nước mình sinh sống.
"Nếu nắm được luật tức là người Việt hiểu được quyền lợi của mình. Họ hiểu bản thân cũng như con cái mình sẽ được chính quyền luật pháp nước sở tại bảo vệ ra sao khi cần. Tôi muốn đặt vấn đề 'hội nhập' về pháp luật trong hiểu biết của người Việt.
"Đã có nhiều ý kiến đặt ra là phía Việt Nam cũng cần phải phỏng vấn mới cho nữ công dân của mình xuất ngoại lấy chồng. Nhưng vấn đề là ai phỏng vấn thì chưa phải là dễ có lời đáp thống nhất ngay. Tuy nhiên, theo tôi Hội Liên hiệp Phụ nữ chính là nơi có thể phỏng vấn cùng với việc tư vấn giúp đỡ về nhận thức đời sống.
"Bên cạnh đó là giới luật gia cũng có thể hỗ trợ về hiểu biết pháp luật nước, vùng mà cô dâu Việt sắp sang sinh sống. Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức ngoại giao phi chính phủ cũng có thể tham gia hướng dẫn, hỗ trợ"./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)