Cô đào Brigitte Bardot phản đối kế hoạch giết hai triệu con mèo hoang

Mèo hoang đã được xác định là thủ phạm chính gây tỷ lệ tuyệt chủng cao của các động vật có vú, với hơn 10% loài đã bị xóa sổ kể từ khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Australia.
Cô đào Brigitte Bardot phản đối kế hoạch giết hai triệu con mèo hoang ảnh 1Cô đào Brigitte Bardot luôn đi đầu trong phong trào bảo vệ động vật hoang dã. (Ảnh: AP)

Nữ diễn viên người Pháp Brigitte Bardot đã lên án kế hoạch diệt hai triệu con mèo hoang bị cho là nguyên nhân xâm hại các loài động vật bản địa của Australia.

Mèo hoang đã được xác định là thủ phạm chính gây tỷ lệ tuyệt chủng cao của các động vật có vú, với hơn 10% loài đã bị xóa sổ kể từ khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu lục này hai thế kỷ trước.

Bộ trưởng Môi trường Australia Greg Hunt cho biết theo một số báo cáo, số lượng mèo hoang trên toàn đất nước là 20 triệu con, và chúng chén sạch vô số các loài động vật bản địa hàng đêm.

Phát biểu trên Đài ABC mới đây, Bộ trưởng Greg Hunt thừa nhận: "Chúng (mèo hoang) chính là những trận 'sóng thần' của bạo lực và giết chóc với các loài động vật bản địa Châu Đại Dương."

Ông cho biết mục tiêu đặt ra là phải tiêu diệt 2 triệu con mèo hoang vào năm 2020, thêm vào đó là thành lập các khu cứu trợ hoang dã các loài chim và thú để giúp chúng tái sinh sản.

Mèo hoang đã được xác định là thủ phạm chính gây ra tỷ lệ tuyệt chủng cao của các động vật có vú ở Australia, với hơn 10% loài đã bị xoá sổ kể từ khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu lục này hai thế kỷ trước. (Nguồn: News Corp Australia)
Mèo hoang đã được xác định là thủ phạm chính gây ra tỷ lệ tuyệt chủng cao của các động vật có vú ở Australia, với hơn 10% loài đã bị xoá sổ kể từ khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu lục này hai thế kỷ trước. (Nguồn: News Corp Australia)
Cũng trong năm nay, gần 700 con gấu koala đã bị tiêu huỷ ở vùng Đông Nam Australia vì sự gia tăng số lượng đã dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn nghiêm trọng; trong khi đó, một số lượng lạc đà và ngựa hoang cũng đã bị giết ở vùng hẻo lánh vì chúng phá hoại đất trồng. (Nguồn: AP)
Cũng trong năm nay, gần 700 con gấu koala đã bị tiêu huỷ ở vùng Đông Nam Australia vì sự gia tăng số lượng đã dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn nghiêm trọng; trong khi đó, một số lượng lạc đà và ngựa hoang cũng đã bị giết ở vùng hẻo lánh vì chúng phá hoại đất trồng. (Nguồn: AP)
 Thực tế đã chứng minh việc tiêu diệt động vật không đem lại hiệu quả. (Nguồn: Reuters, peta.org)

Thực tế đã chứng minh việc tiêu diệt động vật không đem lại hiệu quả. (Nguồn: Reuters, peta.org)
Animals Australia là tổ chức bảo vệ các động vật dễ bị tổn thương ở Australia. (Nguồn: Edgar's Mission, animalsaustralia.org)
Animals Australia là tổ chức bảo vệ các động vật dễ bị tổn thương ở Australia. (Nguồn: Edgar's Mission, animalsaustralia.org)
Ông Fleming cho biết thêm: 'Chúng tôi muốn thực hiện theo cách nhân đạo nhất có thể, nhưng việc phải tiêu huỷ tới hai triệu con mèo liệu có là điều cần thiết. Mặc dù tiêu huỷ số lượng mèo hoang bằng mồi có độc là biện pháp mà chính phủ không thể thay đổi, trong tương lai có thể dùng tới những giải pháp về mặt sinh học và di truyền khác.' (Nguồn: abc.net.au)
Ông Fleming cho biết thêm: 'Chúng tôi muốn thực hiện theo cách nhân đạo nhất có thể, nhưng việc phải tiêu huỷ tới hai triệu con mèo liệu có là điều cần thiết. Mặc dù tiêu huỷ số lượng mèo hoang bằng mồi có độc là biện pháp mà chính phủ không thể thay đổi, trong tương lai có thể dùng tới những giải pháp về mặt sinh học và di truyền khác.' (Nguồn: abc.net.au)

Chính phủ Australia nhấn mạnh việc tiêu diệt sẽ được tiến hành "một cách nhân đạo," nhưng nữ diễn viên lừng danh người Pháp Brigitte Bardot thúc giục họ nên xem xét lại kế hoạch khiến cho cả thế giới kinh hãi này. Trong thư ngỏ gửi tới Bộ trưởng Hunt, bà nói: "Hành động diệt chủng này là phi nhân đạo và thật lố bịch. Việc giết chúng không những độc ác, mà còn không mang lại kết quả nào bởi số lượng còn lại vẫn sẽ tiếp tục sinh sản. Số tiền dùng để tiêu diệt loài này tốt hơn nên dùng để thiết lập một chiến dịch khử trùng quy mô lớn."

​Nữ diễn viên người Pháp nói thêm rằng hình ảnh của đất nước này đã bị bôi xấu bởi những hành động giết chóc động vật: "Đất nước của ông đã bị bôi nhọ bởi máu của của hàng triệu con vật vô tội, làm ơn đừng thêm mèo vào danh sách kinh khủng này."

Cũng trong năm nay, gần 700 gấu koala đã bị tiêu hủy ở vùng Đông Nam Australia vì sự gia tăng số lượng đã dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn nghiêm trọng, trong khi đó, một số lượng lạc đà và ngựa hoang cũng đã bị giết ở vùng hẻo lánh vì chúng phá hoại đất trồng.

Tổ chức Vì quyền được đối xử đúng mực của Động vật (PETA) cho biết thực tế đã chứng minh việc tiêu diệt động vật không có hiệu quả, và kêu gọi chính phủ tìm kiếm những giải pháp khác lâu dài và không gây giết chóc, trong đó có triệt sản loài mèo. Trả lời hãng AFP, người phát ngôn tổ chức này cho biết: "Việc bắn hạ hay đầu độc không những độc ác, mà còn không mang lại hiệu quả lâu dài. Sử dụng chất độc ở vùng ngoại ô còn có thể khiến cho các loài vật bản địa khác bị nguy hiểm."

​Quỹ bảo tồn động vật hoang dã Australia cho rằng biện pháp của chính phủ khó có khả năng tạo ra thay đổi lớn về số lượng mèo hoang dã. Đại diện tổ chức này, bà Lisa Chalk cho biết: "Cần phải lưu ý rằng nguy hiểm lớn nhất và căn bản nhất đối với sự sinh tồn của các loài bản địa chính là sự suy giảm môi trường sống và nguồn thức ăn."

Quỹ bảo tồn động vật hoang dã Australia nhận định nguy cơ mèo hoang, cùng với cáo và thỏ gây nguy hiểm là điều không phải bàn cãi, và chính phủ cần phải có biện pháp để giải quyết. Giám đốc điều hành quỹ này, ông Atticus Fleming trả lời AFP: "Thật khó để phê phán kế hoạch này vì đây là lần đầu tiên chúng ta có biện pháp rõ ràng với vấn đề. Ai đó phải hành động. Chúng tôi muốn thực hiện theo cách nhân đạo nhất có thể, nhưng việc phải tiêu diệt tới hai triệu con mèo liệu có là điều cần thiết."

"Mặc dù tiêu hủy số lượng mèo hoang bằng mồi có độc là biện pháp mà chính phủ không thể thay đổi, trong tương lai có thể dùng tới những giải pháp về mặt sinh học và di truyền khác. Nếu bạn nói rằng bạn muốn mèo hoang ở đất nước này, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không muốn thấy các loài thú bản địa khác của chúng tôi (tồn tại), như bilby chẳng hạn," ông Atticus Freming nhấn mạnh.

Bilby là loài thú có túi độc nhất vô nhị của đất nước Australia./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục