Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 117/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Đối tượng áp dụng của thông tư này là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển đổi, phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động (gọi tắt là công ty). Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và kinh doanh xổ số.
Thông tư quy định, vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành lập mới được xác định trong phương án thành lập công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm được chuyển đổi được xác định theo quy định tại Ðiều 14 Nghị định số 25/2010/NÐ-CP của Chính phủ. Nếu thiếu nguồn bổ sung vốn điều lệ, trong thời hạn ba năm kể từ ngày chủ sở hữu phê duyệt vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải tự bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn tự có của doanh nghiệp. Nếu sau ba năm doanh nghiệp vẫn không có nguồn bổ sung đủ vốn điều lệ thì chủ sở hữu xem xét lại nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Việc đầu tư vốn của công ty vào doanh nghiệp khác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của công ty, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty được chủ sở hữu giao và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập.
Các công ty phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty (bao gồm công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ-công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập).
Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này công ty phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thông tư cũng quy định các hình thức đầu tư ra ngoài công ty, bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động; mua lại một công ty khác; mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi.../.
Đối tượng áp dụng của thông tư này là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển đổi, phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động (gọi tắt là công ty). Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng và kinh doanh xổ số.
Thông tư quy định, vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành lập mới được xác định trong phương án thành lập công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm được chuyển đổi được xác định theo quy định tại Ðiều 14 Nghị định số 25/2010/NÐ-CP của Chính phủ. Nếu thiếu nguồn bổ sung vốn điều lệ, trong thời hạn ba năm kể từ ngày chủ sở hữu phê duyệt vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải tự bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn tự có của doanh nghiệp. Nếu sau ba năm doanh nghiệp vẫn không có nguồn bổ sung đủ vốn điều lệ thì chủ sở hữu xem xét lại nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Việc đầu tư vốn của công ty vào doanh nghiệp khác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của công ty, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty được chủ sở hữu giao và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập.
Các công ty phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty (bao gồm công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ-công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập).
Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này công ty phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thông tư cũng quy định các hình thức đầu tư ra ngoài công ty, bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động; mua lại một công ty khác; mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi.../.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)