Sáng 8/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm sàn Kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2012. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã có cuộc trả lời phóng viên báo chí về những vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh, xét nguyện vọng của kỳ thi năm nay.
- Thưa Thứ trưởng, căn cứ vào đâu để Bộ đưa ra mức điểm sàn như đã công bố?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hội đồng điểm sàn đã họp với sự tham dự của 32 thành viên, trong đó có 3 thành viên thuộc trường ngoài công lập. Kết quả có 100% phiếu đồng ý với kết quả như đã công bố (gọi là phương án 3).
Hội đồng đã căn cứ vào các nguyên tắc, chỉ tiêu, kết quả thi tuyển và quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ đó đưa ra quyết định.
- Vậy tỷ lệ thí sinh dôi ra so với lượng thí sinh cần tuyển là bao nhiêu, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đối với khối A và khối B mức điểm sàn tương đương năm ngoái, còn khối C và D mỗi khối tăng 0,5 điểm. Chất lượng thí sinh năm nay tốt hơn, với mức điểm sàn như năm nay thì hệ số dư điểm của thí sinh cao hơn năm ngoái.
Cụ thể, đối với khối A tỷ lệ thí sinh dư tỷ lệ là 1,8 lần (1,8 em trên điểm sàn thì có 1 em đỗ đại học), khối B trên 10 lần, khối C và D trên 2,5 lần. Sở dĩ số thí sinh dôi lớn vì Bộ Giáo dục đã tính đến lượng thí sinh ảo, thí sinh dịch chuyển từ vùng nay qua vùng kia. Với tỷ lệ trên các trường sẽ có nguồn tuyển vào rất dồi dào.
- Theo Thứ trưởng, khả năng trúng tuyển của thí sinh năm nay có nhiều hơn các năm trước?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khả năng trúng tuyển có nhiều yếu tố can thiệp vào. Thứ nhất, hệ số dịch chuyển, tỷ lệ giữa thí sinh thừa và thiếu đối với các khối ngành. Hai là khả năng dịch chuyển giữa các thí sinh vùng này sang vùng kia.
Để đảm bảo khả năng trúng tuyển cao, năm nay Bộ Giáo dục có chủ trương cho các trường xét tuyển nhiều đợt, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, không có giới hạn số nguyện vọng, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước.
Với cơ chế mềm dẻo như vậy hy vọng các trường tuyển đủ chỉ tiêu, các thí sinh có điểm trên sàn đều tìm được các chỗ học phù hợp. Mặc dù các trường không lo lắng về việc thiếu thí sinh như năm trước, nhưng các trường muốn thu hút được thí sinh thì còn phụ thuộc vào độ uy tín, chất lượng của mỗi trường. Vì thực tế, có thí sinh trên điểm sàn, nhưng vẫn không chọn học ở những trường mà các em không thích.
- Thứ trưởng có thể cho biết, Bộ có phương án nào khắc phục tình trạng các trường còn chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ thí sinh?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Có thí sinh trên điểm sàn rất cao nhưng vẫn không có cơ hội, còn các trường còn chỉ tiêu nhưng không tuyển đủ bởi vì trước đây quy định mỗi thí sinh chỉ được có 2 nguyện vọng, chỉ được nộp vào hai trường, nếu như xác suất không trúng thì những thí sinh này sẽ bị loại.
Năm nay Bộ áp dụng cho các em lựa chọn nhiều nguyện vọng khác nhau, có thể sử dụng 2 giấy báo điểm gốc và các bản sao nộp vào nhiều trường khác nhau. Các em có nhiều cơ hội lựa chọn và các trường cũng thoải mái tuyển thí sinh cho đến thời điểm chót là 30/11/2012.
- Có phải quan điểm của Bộ Giáo dục là ngày càng tăng điểm sàn, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Quan điểm của Bộ Giáo dục chất lượng là hàng đâu, tất cả mọi nỗ lực là làm sao để nâng cao chất lượng. Chất lượng không thể đo đếm qua kỳ thi mà là cả một quá trình với sự chuẩn bị rất chu đáo mà cụ thể nhất là chất lượng giáo dục phổ thông.
Trong những năm qua chất lượng ở lĩnh vực này đã được cải thiện rất đáng kể nhờ sợ đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của toàn ngành. Tuy nhiên, chúng ta không hy vọng đột biến mà phải có từng bước.
Cụ thể, năm nay các môn thi khối C, trước đây chúng ta lo lắng học sinh không thích thú học, nhưng năm nay kết quả của điểm thi khối này lại rất tốt. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã có cải cách rất rõ ràng những môn xã hội nhân văn từ cách dạy, giáo trình, cách ra đề thi làm cho học sinh thấy hứng thú hơn khi học.
Ví dụ, như không bắt buôc thí sinh phải nhớ quá nhiều số liệu không cần thiết, mà chủ yếu nghiêng về suy luận, bình luận, thể hiện chính kiến cá nhân của mình. Đây là cách làm đúng hướng để các em cảm thấy thích thú hơn khi học.
- Thứ trưởng có khuyến cáo gì đối với các em khi xét tuyển nguyện vọng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các em cần theo dõi sát thông tin từ các trường đang có nhu cầu tuyển phù hợp với khả năng, sở thích của mình để có thể nộp đơn vào sau khi đã trượt nguyện vọng 1. Ngoài ra, dựa vào sự cân đối, bổ sung chỉ tiêu cho các vùng miền, các em có thể thi ở vùng này nhưng nộp đơn nguyện vọng ở vùng khác.
Đây là sự tiến bộ và linh động của năm nay, vừa giúp các em tìm được trường thích hợp vừa lại không mất cân đối chỉ tiêu vùng miền.
Tránh tình trạng thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng như mình mong muốn, bởi sau khi không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh nộp vào các nguyện vọng tiếp theo lại không còn chỉ tiêu.
Vấn đề này phải do sự phán đoán và đưa ra quyết đình phù hợp, chính xác của từng thí sinh, mà Bộ Giáo dục không thể can thiệp và định hướng vấn đề này.
Tuy nhiên, thí sinh cũng cần yên tâm vì 70% đã trúng nguyện vọng 1, chỉ còn 30% phải dịch chuyển sang các nguyện vọng khác nên sẽ không có nhiều xáo trộn.
- Để đảm bảo công khai trong xét tuyển Bộ quy định như thế nào đối với các trường về mặt thời gian và công bố danh sách trúng tuyển?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ quy định, các trường có nhiều đợt xét tuyển nhưng mỗi đợt phải có thời gian nhất định và phải lập tức công bố kết quả để thí sinh biết và kịp thời chuyển sang trường khác. Nhiều người đang hiểu nhầm là các trường tuyển sinh thoải mái cho đến khi thời điểm kết thúc 30/11 mới công bố.
Thời gian tuyển nguyện vọng do các trường quy định, có thể thời gian ngắn để tuyển sinh nhiều đợt và cũng có thể dài hơn, nhưng buộc phải công bố về thời gian cụ thể cũng như danh sách các thí sinh đã trúng tuyển sau mỗi lần xét nguyện vọng.
- Vậy các em ở vùng sâu vùng xa có thiệt thòi khi thiếu thông tin?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các em có thể nghiên cứu và theo dõi thông tin qua trang wepsite của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được kết nối về các trường, địa chỉ: http://www.moet.gov.vn . Các em vùng khó khăn, khi làm thủ tục nhập học, các khoản lệ phí được tạm hoãn 3 tháng.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
- Thưa Thứ trưởng, căn cứ vào đâu để Bộ đưa ra mức điểm sàn như đã công bố?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hội đồng điểm sàn đã họp với sự tham dự của 32 thành viên, trong đó có 3 thành viên thuộc trường ngoài công lập. Kết quả có 100% phiếu đồng ý với kết quả như đã công bố (gọi là phương án 3).
Hội đồng đã căn cứ vào các nguyên tắc, chỉ tiêu, kết quả thi tuyển và quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ đó đưa ra quyết định.
- Vậy tỷ lệ thí sinh dôi ra so với lượng thí sinh cần tuyển là bao nhiêu, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đối với khối A và khối B mức điểm sàn tương đương năm ngoái, còn khối C và D mỗi khối tăng 0,5 điểm. Chất lượng thí sinh năm nay tốt hơn, với mức điểm sàn như năm nay thì hệ số dư điểm của thí sinh cao hơn năm ngoái.
Cụ thể, đối với khối A tỷ lệ thí sinh dư tỷ lệ là 1,8 lần (1,8 em trên điểm sàn thì có 1 em đỗ đại học), khối B trên 10 lần, khối C và D trên 2,5 lần. Sở dĩ số thí sinh dôi lớn vì Bộ Giáo dục đã tính đến lượng thí sinh ảo, thí sinh dịch chuyển từ vùng nay qua vùng kia. Với tỷ lệ trên các trường sẽ có nguồn tuyển vào rất dồi dào.
- Theo Thứ trưởng, khả năng trúng tuyển của thí sinh năm nay có nhiều hơn các năm trước?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khả năng trúng tuyển có nhiều yếu tố can thiệp vào. Thứ nhất, hệ số dịch chuyển, tỷ lệ giữa thí sinh thừa và thiếu đối với các khối ngành. Hai là khả năng dịch chuyển giữa các thí sinh vùng này sang vùng kia.
Để đảm bảo khả năng trúng tuyển cao, năm nay Bộ Giáo dục có chủ trương cho các trường xét tuyển nhiều đợt, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, không có giới hạn số nguyện vọng, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước.
Với cơ chế mềm dẻo như vậy hy vọng các trường tuyển đủ chỉ tiêu, các thí sinh có điểm trên sàn đều tìm được các chỗ học phù hợp. Mặc dù các trường không lo lắng về việc thiếu thí sinh như năm trước, nhưng các trường muốn thu hút được thí sinh thì còn phụ thuộc vào độ uy tín, chất lượng của mỗi trường. Vì thực tế, có thí sinh trên điểm sàn, nhưng vẫn không chọn học ở những trường mà các em không thích.
- Thứ trưởng có thể cho biết, Bộ có phương án nào khắc phục tình trạng các trường còn chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ thí sinh?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Có thí sinh trên điểm sàn rất cao nhưng vẫn không có cơ hội, còn các trường còn chỉ tiêu nhưng không tuyển đủ bởi vì trước đây quy định mỗi thí sinh chỉ được có 2 nguyện vọng, chỉ được nộp vào hai trường, nếu như xác suất không trúng thì những thí sinh này sẽ bị loại.
Năm nay Bộ áp dụng cho các em lựa chọn nhiều nguyện vọng khác nhau, có thể sử dụng 2 giấy báo điểm gốc và các bản sao nộp vào nhiều trường khác nhau. Các em có nhiều cơ hội lựa chọn và các trường cũng thoải mái tuyển thí sinh cho đến thời điểm chót là 30/11/2012.
- Có phải quan điểm của Bộ Giáo dục là ngày càng tăng điểm sàn, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Quan điểm của Bộ Giáo dục chất lượng là hàng đâu, tất cả mọi nỗ lực là làm sao để nâng cao chất lượng. Chất lượng không thể đo đếm qua kỳ thi mà là cả một quá trình với sự chuẩn bị rất chu đáo mà cụ thể nhất là chất lượng giáo dục phổ thông.
Trong những năm qua chất lượng ở lĩnh vực này đã được cải thiện rất đáng kể nhờ sợ đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của toàn ngành. Tuy nhiên, chúng ta không hy vọng đột biến mà phải có từng bước.
Cụ thể, năm nay các môn thi khối C, trước đây chúng ta lo lắng học sinh không thích thú học, nhưng năm nay kết quả của điểm thi khối này lại rất tốt. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã có cải cách rất rõ ràng những môn xã hội nhân văn từ cách dạy, giáo trình, cách ra đề thi làm cho học sinh thấy hứng thú hơn khi học.
Ví dụ, như không bắt buôc thí sinh phải nhớ quá nhiều số liệu không cần thiết, mà chủ yếu nghiêng về suy luận, bình luận, thể hiện chính kiến cá nhân của mình. Đây là cách làm đúng hướng để các em cảm thấy thích thú hơn khi học.
- Thứ trưởng có khuyến cáo gì đối với các em khi xét tuyển nguyện vọng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các em cần theo dõi sát thông tin từ các trường đang có nhu cầu tuyển phù hợp với khả năng, sở thích của mình để có thể nộp đơn vào sau khi đã trượt nguyện vọng 1. Ngoài ra, dựa vào sự cân đối, bổ sung chỉ tiêu cho các vùng miền, các em có thể thi ở vùng này nhưng nộp đơn nguyện vọng ở vùng khác.
Đây là sự tiến bộ và linh động của năm nay, vừa giúp các em tìm được trường thích hợp vừa lại không mất cân đối chỉ tiêu vùng miền.
Tránh tình trạng thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng như mình mong muốn, bởi sau khi không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh nộp vào các nguyện vọng tiếp theo lại không còn chỉ tiêu.
Vấn đề này phải do sự phán đoán và đưa ra quyết đình phù hợp, chính xác của từng thí sinh, mà Bộ Giáo dục không thể can thiệp và định hướng vấn đề này.
Tuy nhiên, thí sinh cũng cần yên tâm vì 70% đã trúng nguyện vọng 1, chỉ còn 30% phải dịch chuyển sang các nguyện vọng khác nên sẽ không có nhiều xáo trộn.
- Để đảm bảo công khai trong xét tuyển Bộ quy định như thế nào đối với các trường về mặt thời gian và công bố danh sách trúng tuyển?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ quy định, các trường có nhiều đợt xét tuyển nhưng mỗi đợt phải có thời gian nhất định và phải lập tức công bố kết quả để thí sinh biết và kịp thời chuyển sang trường khác. Nhiều người đang hiểu nhầm là các trường tuyển sinh thoải mái cho đến khi thời điểm kết thúc 30/11 mới công bố.
Thời gian tuyển nguyện vọng do các trường quy định, có thể thời gian ngắn để tuyển sinh nhiều đợt và cũng có thể dài hơn, nhưng buộc phải công bố về thời gian cụ thể cũng như danh sách các thí sinh đã trúng tuyển sau mỗi lần xét nguyện vọng.
- Vậy các em ở vùng sâu vùng xa có thiệt thòi khi thiếu thông tin?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các em có thể nghiên cứu và theo dõi thông tin qua trang wepsite của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được kết nối về các trường, địa chỉ: http://www.moet.gov.vn . Các em vùng khó khăn, khi làm thủ tục nhập học, các khoản lệ phí được tạm hoãn 3 tháng.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)