Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết có bằng chứng về việc chính phủ Ecuador, Colombia, Venezuela và Argentina bị do thám, nhưng vụ việc này không liên quan tới các hoạt động gián điệp nhằm và các nước Mỹ Latinh đã bị cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden phanh phui trước đó.
Trả lời phỏng vấn một số kênh truyền hình quốc tế đêm 20/8, ông Correa cho hay đã nhận được thông tin này từ một nguồn tham gia hoạt động do thám, nhưng bản thân nhân vật này chưa xác định được ai đứng đằng sau mạng lưới gián điệp.
Nhà lãnh đạo cánh tả này khẳng định các tài khoản thư điện tử và các cuộc điện thoại của các quan chức chính phủ Ecuador đều bị chặn để theo dõi.
[NSA kiểm soát 75% lượng thông tin Internet của Mỹ]
Tháng 7 vừa qua, nhật báo O Globo của Brazil căn cứ các số liệu do Snowden tiết lộ cho biết các nước Mỹ Latinh bị Mỹ thường xuyên theo dõi.
Theo báo này, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) triển khai do thám khắp Mỹ Latinh, với trọng tâm là Brazil, Mexico và Colombia, và cường độ thấp hơn ở các nước khác như Venezuela, Argentina, Ecuador, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Paraguay, Chile, Peru và El Salvador.
Không chỉ có “căn cứ gián điệp” tại thủ đô Brasilia (Brazil), NSA còn có các cơ sở tương tự tại Caracas (Venezuela), Bogota (Colombia), Panama City (Panama) và Mexico City (Mexico), các cơ sở này hoạt động ít nhất là tới năm 2002. Tại các thành phố này, NSA sử dụng mật vụ đội lốt các nhà ngoại giao.
Những tiết lộ còn cho thấy Mỹ không chỉ quan tâm tới thông tin về quân sự mà còn cả các bí mật thương mại.
Tổng thống Correa cho biết nếu một ngày này đó Snowden - hiện đang tị nạn tạm thời tại Nga - tới Đại sứ quán Ecuador xin tị nạn thì Quito sẽ xem xét nguyện vọng này với “trách nhiệm và chủ quyền.”
Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Correa nói một cách mỉa mai rằng mặc dù không bị Interpol phát lệnh truy nã quốc tế, thế nhưng vì là nhân vật “nguy hiểm đối với một nước lớn,” Snowden là đối tượng tất cả phải truy bắt.
Ông cũng lên án đạo đức hai mặt của Mỹ, vì nước này không cho dẫn độ các chủ nhà băng tham nhũng bị tòa án Ecuador kết án, thế nhưng khi Snowden đề nghị xin tị nạn tại Ecuador và một số nước khác tại Mỹ Latinh thì Washington tiến hành một chiến dịch quốc tế chống lại các nước này.
Tổng thống Correa cũng cho biết Nhà nước Ecuador vẫn tiếp tục che chở người sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange. Nhà báo người Australia này đã được Quito cho tị nạn vì bị truy bức tại nhiều nước sau khi cho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ năm 2010.
Về việc Assange vẫn không rời được khỏi Đại sứ quán Ecuador tại Anh, ông Correa chỉ rõ lối ra cho vấn đề này “nằm ở tay Anh, Thụy Điển và châu Âu”./.
Trả lời phỏng vấn một số kênh truyền hình quốc tế đêm 20/8, ông Correa cho hay đã nhận được thông tin này từ một nguồn tham gia hoạt động do thám, nhưng bản thân nhân vật này chưa xác định được ai đứng đằng sau mạng lưới gián điệp.
Nhà lãnh đạo cánh tả này khẳng định các tài khoản thư điện tử và các cuộc điện thoại của các quan chức chính phủ Ecuador đều bị chặn để theo dõi.
[NSA kiểm soát 75% lượng thông tin Internet của Mỹ]
Tháng 7 vừa qua, nhật báo O Globo của Brazil căn cứ các số liệu do Snowden tiết lộ cho biết các nước Mỹ Latinh bị Mỹ thường xuyên theo dõi.
Theo báo này, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) triển khai do thám khắp Mỹ Latinh, với trọng tâm là Brazil, Mexico và Colombia, và cường độ thấp hơn ở các nước khác như Venezuela, Argentina, Ecuador, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Paraguay, Chile, Peru và El Salvador.
Không chỉ có “căn cứ gián điệp” tại thủ đô Brasilia (Brazil), NSA còn có các cơ sở tương tự tại Caracas (Venezuela), Bogota (Colombia), Panama City (Panama) và Mexico City (Mexico), các cơ sở này hoạt động ít nhất là tới năm 2002. Tại các thành phố này, NSA sử dụng mật vụ đội lốt các nhà ngoại giao.
Những tiết lộ còn cho thấy Mỹ không chỉ quan tâm tới thông tin về quân sự mà còn cả các bí mật thương mại.
Tổng thống Correa cho biết nếu một ngày này đó Snowden - hiện đang tị nạn tạm thời tại Nga - tới Đại sứ quán Ecuador xin tị nạn thì Quito sẽ xem xét nguyện vọng này với “trách nhiệm và chủ quyền.”
Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Correa nói một cách mỉa mai rằng mặc dù không bị Interpol phát lệnh truy nã quốc tế, thế nhưng vì là nhân vật “nguy hiểm đối với một nước lớn,” Snowden là đối tượng tất cả phải truy bắt.
Ông cũng lên án đạo đức hai mặt của Mỹ, vì nước này không cho dẫn độ các chủ nhà băng tham nhũng bị tòa án Ecuador kết án, thế nhưng khi Snowden đề nghị xin tị nạn tại Ecuador và một số nước khác tại Mỹ Latinh thì Washington tiến hành một chiến dịch quốc tế chống lại các nước này.
Tổng thống Correa cũng cho biết Nhà nước Ecuador vẫn tiếp tục che chở người sáng lập trang mạng WikiLeaks, Julian Assange. Nhà báo người Australia này đã được Quito cho tị nạn vì bị truy bức tại nhiều nước sau khi cho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ năm 2010.
Về việc Assange vẫn không rời được khỏi Đại sứ quán Ecuador tại Anh, ông Correa chỉ rõ lối ra cho vấn đề này “nằm ở tay Anh, Thụy Điển và châu Âu”./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)