Ngày 7/10, tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam phối hợp với UNDP và FAO tổ chức hội thảo tổng kết Chương trình chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) giai đoạn 2 (2007-2011).
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng khẳng định, hội thảo này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, tổng kết mà thông qua những kết quả đạt được, Việt Nam hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Theo báo cáo, tính đến thời điểm hiện nay, dự án về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra với việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch, chính sách, chiến lược cho ngành thú y; khảo sát đánh giá tác động của việc tiêu hủy gia cầm đối với môi trường, khống chế dịch bệnh; hỗ trợ công tiêm phòng vắcxin; kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2 của dự án còn hỗ trợ phân tích, đánh giá, giảm thiểu rủi ro cũng như thúc đẩy công tác chăn nuôi an toàn sinh học và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Cũng tại hội thảo, đại diện cho các cơ quan Liên hợp quốc khẳng định, đại dịch H5N1 xảy ra tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2005-2006 đã cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong công tác ứng phó và phòng chống dịch.
Trong giai đoạn 2 của dự án, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáng ghi nhận trong công tác khống chế dịch bệnh; đánh giá, giảm thiểu rủi ro; thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học. Vì vậy, Liên hợp quốc cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.
Chương trình chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp để khống chế dịch bệnh cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.
Theo đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khẩn cấp được thực hiện từ tháng 10/2005-7/2006 đã hoàn thành và đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra. Giai đoạn 2 của chương trình từ năm 2007-2011 hỗ trợ thực hiện “chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người. Tổng kinh phí của Chương trình chung là 25 triệu USD, trong đó, giai đoạn II của dự án được phê duyệt hơn 18 triệu USD./.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng khẳng định, hội thảo này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, tổng kết mà thông qua những kết quả đạt được, Việt Nam hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Theo báo cáo, tính đến thời điểm hiện nay, dự án về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra với việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch, chính sách, chiến lược cho ngành thú y; khảo sát đánh giá tác động của việc tiêu hủy gia cầm đối với môi trường, khống chế dịch bệnh; hỗ trợ công tiêm phòng vắcxin; kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2 của dự án còn hỗ trợ phân tích, đánh giá, giảm thiểu rủi ro cũng như thúc đẩy công tác chăn nuôi an toàn sinh học và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Cũng tại hội thảo, đại diện cho các cơ quan Liên hợp quốc khẳng định, đại dịch H5N1 xảy ra tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2005-2006 đã cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong công tác ứng phó và phòng chống dịch.
Trong giai đoạn 2 của dự án, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáng ghi nhận trong công tác khống chế dịch bệnh; đánh giá, giảm thiểu rủi ro; thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học. Vì vậy, Liên hợp quốc cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.
Chương trình chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp để khống chế dịch bệnh cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.
Theo đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khẩn cấp được thực hiện từ tháng 10/2005-7/2006 đã hoàn thành và đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra. Giai đoạn 2 của chương trình từ năm 2007-2011 hỗ trợ thực hiện “chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người. Tổng kinh phí của Chương trình chung là 25 triệu USD, trong đó, giai đoạn II của dự án được phê duyệt hơn 18 triệu USD./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)