Theo Tân Hoa xã, trong bài luận được nhật báo Pháp Le Monde đăng tải ngày 31/10, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Khổng Tuyền (Kong Quan) nói rằng bằng chứng lịch sử cho thấy quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) thuộc về Trung Quốc.
Ông Khổng Tuyền lưu ý rằng quan hệ Trung-Nhật gần đây đã rúng động do tranh chấp quần đảo Điếu Ngư. Theo ông, rất nhiều hồ sơ lịch sử, trong đó có một số bản đồ cổ được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp, cho thấy nhóm đảo không có người ở nói trên là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
[Chưa đến thời điểm cho hội đàm cấp cao Nhật-Trung]
Ông Khổng Tuyền nêu rõ việc trao trả các đảo này cho Trung Quốc là bổn phận pháp lý Nhật Bản phải thực hiện sau khi thất trận trong Chiến tranh Thế giới thứ II, đồng thời lưu ý rằng thỏa thuận song phương mà các cựu lãnh đạo hai nước đạt được nhằm khép lại bất đồng này là nền tảng quan trọng cho việc bình thường hóa quan hệ Trung-Nhật.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố việc các tàu hải giám Trung Quốc gần đây tuần tra tại những vùng biển gần Điếu Ngư là "hoạt động thông thường" nhằm thực hiện quyền tài phán của Trung Quốc đối với quần đảo trên biển Hoa Đông này.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 30/10 đã phản ứng trước tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba rằng Tokyo giữ nguyên lập trường cho rằng không có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đồng thời hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp này.
Ông Hồng Lỗi cho rằng Nhật Bản "đang tự lừa dối mình" khi cho rằng không có tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư.
[Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku là lãnh thổ Nhật]
Ông nói: "Tình hình đã không còn như trước đây sau khi Nhật Bản mua trái phép các hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư, động thái phá vỡ sự đồng thuận quan trọng mà các thế hệ lãnh đạo tiền bối đã đạt được liên quan đến quần đảo này."
Theo ông Hồng, "Nhật Bản không nên có thêm bất cứ ảo tưởng nào nữa trong vấn đề này," đồng thời kêu gọi Tokyo thừa nhận tranh chấp trên và giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng./.
Ông Khổng Tuyền lưu ý rằng quan hệ Trung-Nhật gần đây đã rúng động do tranh chấp quần đảo Điếu Ngư. Theo ông, rất nhiều hồ sơ lịch sử, trong đó có một số bản đồ cổ được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp, cho thấy nhóm đảo không có người ở nói trên là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
[Chưa đến thời điểm cho hội đàm cấp cao Nhật-Trung]
Ông Khổng Tuyền nêu rõ việc trao trả các đảo này cho Trung Quốc là bổn phận pháp lý Nhật Bản phải thực hiện sau khi thất trận trong Chiến tranh Thế giới thứ II, đồng thời lưu ý rằng thỏa thuận song phương mà các cựu lãnh đạo hai nước đạt được nhằm khép lại bất đồng này là nền tảng quan trọng cho việc bình thường hóa quan hệ Trung-Nhật.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố việc các tàu hải giám Trung Quốc gần đây tuần tra tại những vùng biển gần Điếu Ngư là "hoạt động thông thường" nhằm thực hiện quyền tài phán của Trung Quốc đối với quần đảo trên biển Hoa Đông này.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 30/10 đã phản ứng trước tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba rằng Tokyo giữ nguyên lập trường cho rằng không có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đồng thời hối thúc Nhật Bản thừa nhận tranh chấp này.
Ông Hồng Lỗi cho rằng Nhật Bản "đang tự lừa dối mình" khi cho rằng không có tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư.
[Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku là lãnh thổ Nhật]
Ông nói: "Tình hình đã không còn như trước đây sau khi Nhật Bản mua trái phép các hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư, động thái phá vỡ sự đồng thuận quan trọng mà các thế hệ lãnh đạo tiền bối đã đạt được liên quan đến quần đảo này."
Theo ông Hồng, "Nhật Bản không nên có thêm bất cứ ảo tưởng nào nữa trong vấn đề này," đồng thời kêu gọi Tokyo thừa nhận tranh chấp trên và giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng./.
(Vietnam+)