Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong tổng số gần 1,65 triệu thí sinh dự thi đại học, cao đẳng năm nay có gần 647.000 em có kết quả thi đạt từ điểm sàn trở lên.
Cụ thể, ở hệ đại học, số thí sinh có điểm số từ điểm sàn trở lên là trên 415.282 em. Trong đó, số thí sinh khối A là 195.096 em, khối B là 114.441 em, khối D là trên 77.524 em và khối C là trên 28.221em.
Ở hệ cao đẳng, tổng số thí sinh có điểm thi từ điểm sàn trở lên là 231.659 em. Trong số này, số thí sinh khối A là gần 153.500 em, khối B là gần 24.000 em, khối C là gần 11.400 em và khối D là 42.800 em.
Theo quy chế tuyển sinh, điểm trúng tuyển của các trường đại học, cao đẳng phải bằng hoặc cao hơn điểm sàn.
Các thí sinh có điểm thi trên điểm sàn nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 có thể nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2, 3 vào các trường thiếu chỉ tiêu. Để tăng cơ hội đỗ, thí sinh nên thường xuyên theo dõi thông tin về số lượng người đăng ký nguyện vọng được các trường đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường.
Nếu thấy điểm số của mình quá thấp so với các thí sinh khác, ít cơ hội trúng tuyển, thí sinh có thể xin rút hồ sơ để nộp sang trường khác. Việc rút hồ sơ có thể do thí sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác rút thay.
Thời gian xét tuyển nguyện vọng 2 bắt đầu từ ngày 25/8.
Thí sinh trượt đại học, cao đẳng có thể theo học các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là sự phân luồng trong đào tạo./.
Cụ thể, ở hệ đại học, số thí sinh có điểm số từ điểm sàn trở lên là trên 415.282 em. Trong đó, số thí sinh khối A là 195.096 em, khối B là 114.441 em, khối D là trên 77.524 em và khối C là trên 28.221em.
Ở hệ cao đẳng, tổng số thí sinh có điểm thi từ điểm sàn trở lên là 231.659 em. Trong số này, số thí sinh khối A là gần 153.500 em, khối B là gần 24.000 em, khối C là gần 11.400 em và khối D là 42.800 em.
Theo quy chế tuyển sinh, điểm trúng tuyển của các trường đại học, cao đẳng phải bằng hoặc cao hơn điểm sàn.
Các thí sinh có điểm thi trên điểm sàn nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 có thể nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2, 3 vào các trường thiếu chỉ tiêu. Để tăng cơ hội đỗ, thí sinh nên thường xuyên theo dõi thông tin về số lượng người đăng ký nguyện vọng được các trường đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường.
Nếu thấy điểm số của mình quá thấp so với các thí sinh khác, ít cơ hội trúng tuyển, thí sinh có thể xin rút hồ sơ để nộp sang trường khác. Việc rút hồ sơ có thể do thí sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác rút thay.
Thời gian xét tuyển nguyện vọng 2 bắt đầu từ ngày 25/8.
Thí sinh trượt đại học, cao đẳng có thể theo học các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là sự phân luồng trong đào tạo./.
Phạm Mai (Vietnam+)