Trái với diễn biến ảm đạm của phiên trước, thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 14/8, bất chấp những thông tin tiêu cực từ Phố Wall và các sàn chứng khoán châu Âu, bởi giới đầu tư vẫn đang hy vọng vào động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Nhân dân Trung quốc (PBOC) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 44,73 điểm (0,50%), lên 8.929,88 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng nhẹ 8,9 điểm (0,21%), lên 4.292,2 điểm và chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng ghi thêm 24,52 điểm (1,27%), đóng cửa 1.956,96 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đi lên, khi rộ lên thông tin rằng PBOC sắp triển khai chính sách nới lỏng tiền tệ mới. Đóng cửa phiên, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 210,32 điểm (1,05%) và 6,45 điểm (0,30%), lên 20.291,68 điểm và 2.142,53 điểm.
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang thiếu những động lực thúc đẩy đầu tư và định hướng kinh doanh thì mọi con mắt đang đổ dồn vào từng động thái nhỏ nhất từ các ngân hàng trung ương lớn của thế giới như ECB, PBOC và FED.
Trước đó, ECB tuyên bố sẽ tái khởi động chương trình thu mua trái phiếu của các nền kinh tế đang gặp khó khăn thuộc Eurozone, còn FED cũng để ngỏ khả năng sẽ tiến hành đợt nới lỏng định lượng QE3 trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, việc Chính phủ Pháp, Đức và Mỹ dự kiến sẽ công bố một số báo cáo kinh tế quan trọng vào cuối ngày cũng góp phần khiến thị trường cổ phiếu châu Á đi lên, bởi nhiều người hy vọng rằng các số liệu kinh tế tốt hơn dự kiến của các nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ giúp triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên sáng sủa hơn.
Đêm trước (13/8), Phố Wall lại đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi đón nhận “sắc xanh” vào cuối tuần trước, tác động chủ yếu bởi các số liệu kinh tế yếu kém của Nhật Bản. Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán sụt giảm không nhiều, giúp VIX - chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của thị trường - giảm tới 7% xuống còn 13,70, mức thấp nhấp trong hơn năm năm qua.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones để mất 38,52 điểm (0,29%) xuống 13.169,43 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng chấm dứt chuỗi sáu phiên tăng điểm liên tiếp và hạ nhẹ 1,76 điểm (0,13%), còn 1.404,11 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq chỉ giảm 1,66 điểm (0,05%) xuống 3.022,52 điểm.
Ngay từ đầu phiên, thị trường đã bị chao đảo khi Chính phủ Nhật Bản công bố báo cáo cho hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 2 vừa qua chỉ tăng trưởng 0,3% so với quý trước đó, thấp hơn nhiều so với dự kiến của giới phân tích là tăng 0,7%. Thông tin này càng khiến giới đầu tư lo ngại hơn về đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và những tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với kinh tế toàn cầu.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 13/8, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng nối gót diễn biến ảm đạm của Phố Wall và đồng loạt “lao dốc,” do mức tăng trưởng GDP đáng thất vọng của Nhật Bản trong quý 2 vừa qua.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,26%, xuống còn 5.831,88 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng mất 0,27%, xuống 3.426,41 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng rút 0,5%, xuống 6.909,68 điểm./.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 44,73 điểm (0,50%), lên 8.929,88 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng nhẹ 8,9 điểm (0,21%), lên 4.292,2 điểm và chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng ghi thêm 24,52 điểm (1,27%), đóng cửa 1.956,96 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đi lên, khi rộ lên thông tin rằng PBOC sắp triển khai chính sách nới lỏng tiền tệ mới. Đóng cửa phiên, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 210,32 điểm (1,05%) và 6,45 điểm (0,30%), lên 20.291,68 điểm và 2.142,53 điểm.
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang thiếu những động lực thúc đẩy đầu tư và định hướng kinh doanh thì mọi con mắt đang đổ dồn vào từng động thái nhỏ nhất từ các ngân hàng trung ương lớn của thế giới như ECB, PBOC và FED.
Trước đó, ECB tuyên bố sẽ tái khởi động chương trình thu mua trái phiếu của các nền kinh tế đang gặp khó khăn thuộc Eurozone, còn FED cũng để ngỏ khả năng sẽ tiến hành đợt nới lỏng định lượng QE3 trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, việc Chính phủ Pháp, Đức và Mỹ dự kiến sẽ công bố một số báo cáo kinh tế quan trọng vào cuối ngày cũng góp phần khiến thị trường cổ phiếu châu Á đi lên, bởi nhiều người hy vọng rằng các số liệu kinh tế tốt hơn dự kiến của các nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ giúp triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên sáng sủa hơn.
Đêm trước (13/8), Phố Wall lại đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi đón nhận “sắc xanh” vào cuối tuần trước, tác động chủ yếu bởi các số liệu kinh tế yếu kém của Nhật Bản. Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán sụt giảm không nhiều, giúp VIX - chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của thị trường - giảm tới 7% xuống còn 13,70, mức thấp nhấp trong hơn năm năm qua.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones để mất 38,52 điểm (0,29%) xuống 13.169,43 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng chấm dứt chuỗi sáu phiên tăng điểm liên tiếp và hạ nhẹ 1,76 điểm (0,13%), còn 1.404,11 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq chỉ giảm 1,66 điểm (0,05%) xuống 3.022,52 điểm.
Ngay từ đầu phiên, thị trường đã bị chao đảo khi Chính phủ Nhật Bản công bố báo cáo cho hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 2 vừa qua chỉ tăng trưởng 0,3% so với quý trước đó, thấp hơn nhiều so với dự kiến của giới phân tích là tăng 0,7%. Thông tin này càng khiến giới đầu tư lo ngại hơn về đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và những tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với kinh tế toàn cầu.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 13/8, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng nối gót diễn biến ảm đạm của Phố Wall và đồng loạt “lao dốc,” do mức tăng trưởng GDP đáng thất vọng của Nhật Bản trong quý 2 vừa qua.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,26%, xuống còn 5.831,88 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng mất 0,27%, xuống 3.426,41 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng rút 0,5%, xuống 6.909,68 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)