Theo báo Người Quan sát (Anh), trong khi nhiều nước phát triển bị cuốn vào cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái, thì các nước Civets (gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi) được coi là những nước có khả năng nhất để tạo ra sự tăng trưởng bền vững.
Có một loạt các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác bắt đầu nổi lên theo sau những "người khổng lồ" trên thế giới như Trung Quốc, Brazil và các nhà đầu tư phương Tây đang quan tâm đến các nước trong nhóm Civets.
Cựu giám đốc điều hành HSBC Michael Geoghegan, người đưa ra thuật ngữ Civets năm ngoái, dự báo Nhóm các nước mới nổi này sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh.
Các nước trong nhóm Civets nằm rải rác ở các nơi trên thế giới, nhưng có nhiều điểm tương đồng, nhất là về mặt dân số trẻ, tuổi trung bình là 27. Các nước này có hệ thống tài chính cũng khá phức tạp nhưng không quá phụ thuộc vào một lĩnh vực nào cụ thể.
Đầu năm nay, Quỹ quản lý tài sản toàn cầu của HSBC đã thành lập một quỹ đầu tư đầu tiên để đầu tư vào các nước Civets.
Việt Nam được báo trên mô tả là trung tâm sản xuất mới có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao ở châu Á, nhờ có giá nhân công khá rẻ. Công nghiệp chiếm 41% trong nền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên một số nhà phân tích lo ngại triển vọng kinh tế bất ổn do lãi suất cao và áp lực về lạm phát. Đầu năm nay khi hạ mức tín nhiệm của Việt Nam, Standard & Poor’s đã cảnh báo hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương và quan ngại về nợ xấu./.
Có một loạt các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác bắt đầu nổi lên theo sau những "người khổng lồ" trên thế giới như Trung Quốc, Brazil và các nhà đầu tư phương Tây đang quan tâm đến các nước trong nhóm Civets.
Cựu giám đốc điều hành HSBC Michael Geoghegan, người đưa ra thuật ngữ Civets năm ngoái, dự báo Nhóm các nước mới nổi này sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh.
Các nước trong nhóm Civets nằm rải rác ở các nơi trên thế giới, nhưng có nhiều điểm tương đồng, nhất là về mặt dân số trẻ, tuổi trung bình là 27. Các nước này có hệ thống tài chính cũng khá phức tạp nhưng không quá phụ thuộc vào một lĩnh vực nào cụ thể.
Đầu năm nay, Quỹ quản lý tài sản toàn cầu của HSBC đã thành lập một quỹ đầu tư đầu tiên để đầu tư vào các nước Civets.
Việt Nam được báo trên mô tả là trung tâm sản xuất mới có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao ở châu Á, nhờ có giá nhân công khá rẻ. Công nghiệp chiếm 41% trong nền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên một số nhà phân tích lo ngại triển vọng kinh tế bất ổn do lãi suất cao và áp lực về lạm phát. Đầu năm nay khi hạ mức tín nhiệm của Việt Nam, Standard & Poor’s đã cảnh báo hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương và quan ngại về nợ xấu./.
Ngân Bình (TTXVN/Vietnam+)