Hằng năm, bắt đầu từ sau Tết Nguyên Đán kéo dài cho đến cao điểm tháng Ba âm lịch là mùa tảo mộ, người Hà Thành tìm về các nghĩa trang lớn của thành phố như Văn Điển, Thanh Tước, Yên Kỳ, công viên Vĩnh Hằng… trong hương nhang tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Thành phố của người Hà Nội đã khuất
Hầu như nếu đã là người sống lâu đời ở Hà Nội thì Thanh Tước, Yên Kỳ chính là… "quê cha đất Tổ." Bởi nơi an nghỉ cuối cùng của cư dân “miệt phố cổ” chính là các nghĩa trang này.
Nghĩa trang Thanh Tước thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội là nơi an nghỉ lý tưởng vì sự thanh vắng. Nhưng nghĩa trang Yên Kỳ thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội mới là nơi các cụ được đưa về nhiều nhất.
Anh Long - người phố Hàng Đào, Hà Nội giải đáp rằng: “Từ lâu, người dân Hà Nội giữ thói quen thắp hương người thân đã khuất vào dịp thanh minh nên nếu đặt người thân ở nhiều điểm khác nhau thì rất bất tiện, tốn thời gian để qua lại Thanh Tước-Yên Kỳ.”
Người Hà Nội thời nay đi thăm mộ đầu xuân “đổ bộ” lên Yên Kỳ rất đông, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 7 nghĩa trang Mai Dịch, Văn Điển, Thanh Tước, Yên Kỳ, Sài Đồng, Ngọc Hồi, Nhổn với tổng diện tích khoảng 70 ha. Trong đó Yên Kỳ là nghĩa trang lớn nhất. Thế nên, có thể nhận thấy sự tương đồng của một Hà Nội xưa và một Hà Nội nay chính tại nghĩa trang Yên Kỳ.
Trước tiên là “nhà” và “phố” của người đã khuất, chị Liên (Đống Đa) nói: “Đó là một Hà Nội chưa quy hoạch ngổn ngang, cao thấp của những mái mộ, vòm mộ chen đua theo mức tiền và điều kiện của cháu con người nằm dưới mộ hơn chục năm về trước."
Nếu về thăm mộ thân nhân được hình thành trong giai đoạn kể trên phải vừa trèo vừa len bước thì một bàn chân tìm đường đi đã khó. Không có hàng lối, không kích cỡ chung. Cứ nhà nào mạnh thì mộ nhà đó lớn. Bạo tiền xây thì mộ nhô cao ngất ngưởng.
Còn "Hà Nội mới" có quy hoạch thì khác hẳn.
Bác Phương, một nhà giáo nghỉ hưu về nghĩa trang thăm mộ nói: “Hồi chưa quản kỹ để lại hậu quả thế đấy. Sau này, muốn chấn chỉnh cũng khó. Vì theo tâm lý người Việt mình là ngại ‘động mộ phần’ nên không thể giải tỏa, hoặc bắt buộc thu nhỏ xây lại khi sự đã rồi từ 10-20 năm.”
Dự án Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mới là dự án nghĩa trang có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Với quy mô 600 ha, dự án này được đánh giá là một trong những dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Nhưng cho đến khi có Yên Kỳ mới thì Yên Kỳ cũ đã có quy hoạch mới. Những ngôi mộ ở đây, theo một người “tiếp thị” mộ giới thiệu với tôi: “Yên tâm đi! Cứ 25 triệu đồng thì nhìn quên chết luôn”. Tôi bảo: “Nhìn phải muốn chết mới hấp dẫn chứ!” Chị này cười to bằng giọng Ba Vì tràn nội lực: “Cháu nói thật, cô lại đùa..."
Yên Kỳ chưa… yên!
Bà Phạm Thanh Áng ở phố Hàng Bè (Hà Nội) nói: “Biết Yên Kỳ là chốn "về" của người Hà Nội gốc và người Hà Nội xa quê. Vì nếu có quê và quê gần thì sau cải táng, các gia đình đã chuyển mộ phần về với quê hương. Vào nghĩa trang chung ở Yên Kỳ đa số là người Hà Nội. Nhưng tôi vẫn bất ngờ khi gặp nhiều người quen, người nổi tiếng tại đây.”
Quả nhiên, theo quan sát của phóng viên Vietnam+, phía tay phải vừa gặp NSND Lê Khanh, nhìn sang trái thấy nhà văn Trần Thị Trường, trước mặt nhà thiết kế thời trang Anh Thư, rồi đến nhạc sĩ, nhà thơ… Chốc chốc lại gặp cảnh người quen nhận nhau cười, gật đầu, bắt tay…
Ông Phùng Văn Vinh - Trưởng Ban Quản lý Nghĩa Trang Yên Kỳ cho biết: “Quy định của chúng tôi rất rõ ràng là nếu muốn chuyển cốt lên đây thì phải là người có hộ khẩu Hà Nội. Nếu mua chỗ trước cho người còn sống thì phải trên 70 tuổi, nếu ở độ tuổi ít hơn thì cần có xác nhận của cơ quan y tế là mắc bệnh không thể chữa được. Ưu tiên trường hợp có vợ hoặc chồng đã an táng tại đây rồi thì 60 tuổi cũng được giải quyết.”
Một nhân viên của nghĩa trang Yên Kỳ giải thích rõ: “Chúng tôi phải quy định rõ để tránh trường hợp buôn mộ chờ, đầu cơ vào vị trí đẹp để bán thu lời.” Tại Ban quản lý nghĩa trang, phóng viên gặp một người con trai ngoài 40 tuổi đưa mẹ lên xem chỗ đã mua, bà cụ nói bíu tay anh con trai: “Mẹ yên tâm rồi, mẹ được ở gần ông ấy.” Tôi xúc động quay sang, thấy mắt người con đỏ hoe.
Vậy mà một lúc sau, trên đường đi qua các khu mộ chúng tôi gặp được lời mời 25 triệu đồng một mộ chờ mặt tiền rất đẹp. Lại còn có chuyện giúp “chạy” chỗ cho cụ ông gần cụ bà… Hỏi anh đi xe máy mời mọc này: “Có cần hộ khẩu Hà Nội không?” Anh ta đáp liền không cần nghĩ: “Không cần.” Hỏi, có giảm giá không? Anh đáp: “Có, ít thôi. Tiền nào của nấy.” Thấy tôi ngần ngừ, anh ta “trói nhẹ”: “Về suy nghĩ đi, cần thì điện thoại, nháy số sang đây…”
Có một gia đình Hà Nội gốc, ở phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm) thắp hương và khấn xong cùng nhau quay ra ngồi nghỉ trưa, trở lại mất hết đồ lễ ăn được bày trên mộ, họ tỏ ra rất bất bình...
Bà Phùng Thị Phú, người được một số gia đình Hà Nội cho là có uy tín khi gửi gắm hàng tháng ra thắp hương trên mộ của cả họ đến vài chục ngôi cho biết: “Người thôn Yên Kỳ chúng tôi rất nghiêm chỉnh, lịch sự không bao giờ ăn trộm đồ lễ đâu. Nhưng các thôn khác thì tệ thế đấy.”
Điều lạ nhất cũng đã thành quen mấy năm nay là chợ ở giữa nghĩa trang Yên kỳ rất sầm uất. Nhiều người Hà Nội mua thịt bê, trứng, gà và rau về ăn. Các loại thực phẩm đều tươi ngon và rẻ hơn ở thành phố nhiều. Thịt bê tươi còn ấm giá chỉ 130.000-140.000 đồng một cân.
Anh Hà- Trung tâm Chiếu Phim Quốc gia hóm hỉnh nhận xét: “Chợ gần các dãy mộ, các cụ thấy con cháu về mua bán cũng vui! Nhưng giá xây khu chợ riêng ở phía ngoài nghĩa trang thì vẫn hay hơn."
Khi được hỏi cảm nhận về nghĩa trang Yên Kỳ, ông Nguyễn Minh Quang (phố Hàng Cân) mang dáng vẻ của người Hà Thành thanh lịch, sâu lắng đã từ tốn nói: “Buôn bán mộ chờ, mất đồ cũng lễ, gạ lau bia mộ giá đắt, chợ búa xô bồ… đã làm cho người Hà Nội thật sự sâu sắc thấy Yên Kỳ chưa yên!”/.
Thành phố của người Hà Nội đã khuất
Hầu như nếu đã là người sống lâu đời ở Hà Nội thì Thanh Tước, Yên Kỳ chính là… "quê cha đất Tổ." Bởi nơi an nghỉ cuối cùng của cư dân “miệt phố cổ” chính là các nghĩa trang này.
Nghĩa trang Thanh Tước thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội là nơi an nghỉ lý tưởng vì sự thanh vắng. Nhưng nghĩa trang Yên Kỳ thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội mới là nơi các cụ được đưa về nhiều nhất.
Anh Long - người phố Hàng Đào, Hà Nội giải đáp rằng: “Từ lâu, người dân Hà Nội giữ thói quen thắp hương người thân đã khuất vào dịp thanh minh nên nếu đặt người thân ở nhiều điểm khác nhau thì rất bất tiện, tốn thời gian để qua lại Thanh Tước-Yên Kỳ.”
Người Hà Nội thời nay đi thăm mộ đầu xuân “đổ bộ” lên Yên Kỳ rất đông, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 7 nghĩa trang Mai Dịch, Văn Điển, Thanh Tước, Yên Kỳ, Sài Đồng, Ngọc Hồi, Nhổn với tổng diện tích khoảng 70 ha. Trong đó Yên Kỳ là nghĩa trang lớn nhất. Thế nên, có thể nhận thấy sự tương đồng của một Hà Nội xưa và một Hà Nội nay chính tại nghĩa trang Yên Kỳ.
Trước tiên là “nhà” và “phố” của người đã khuất, chị Liên (Đống Đa) nói: “Đó là một Hà Nội chưa quy hoạch ngổn ngang, cao thấp của những mái mộ, vòm mộ chen đua theo mức tiền và điều kiện của cháu con người nằm dưới mộ hơn chục năm về trước."
Nếu về thăm mộ thân nhân được hình thành trong giai đoạn kể trên phải vừa trèo vừa len bước thì một bàn chân tìm đường đi đã khó. Không có hàng lối, không kích cỡ chung. Cứ nhà nào mạnh thì mộ nhà đó lớn. Bạo tiền xây thì mộ nhô cao ngất ngưởng.
Còn "Hà Nội mới" có quy hoạch thì khác hẳn.
Bác Phương, một nhà giáo nghỉ hưu về nghĩa trang thăm mộ nói: “Hồi chưa quản kỹ để lại hậu quả thế đấy. Sau này, muốn chấn chỉnh cũng khó. Vì theo tâm lý người Việt mình là ngại ‘động mộ phần’ nên không thể giải tỏa, hoặc bắt buộc thu nhỏ xây lại khi sự đã rồi từ 10-20 năm.”
Dự án Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mới là dự án nghĩa trang có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Với quy mô 600 ha, dự án này được đánh giá là một trong những dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Nhưng cho đến khi có Yên Kỳ mới thì Yên Kỳ cũ đã có quy hoạch mới. Những ngôi mộ ở đây, theo một người “tiếp thị” mộ giới thiệu với tôi: “Yên tâm đi! Cứ 25 triệu đồng thì nhìn quên chết luôn”. Tôi bảo: “Nhìn phải muốn chết mới hấp dẫn chứ!” Chị này cười to bằng giọng Ba Vì tràn nội lực: “Cháu nói thật, cô lại đùa..."
Yên Kỳ chưa… yên!
Bà Phạm Thanh Áng ở phố Hàng Bè (Hà Nội) nói: “Biết Yên Kỳ là chốn "về" của người Hà Nội gốc và người Hà Nội xa quê. Vì nếu có quê và quê gần thì sau cải táng, các gia đình đã chuyển mộ phần về với quê hương. Vào nghĩa trang chung ở Yên Kỳ đa số là người Hà Nội. Nhưng tôi vẫn bất ngờ khi gặp nhiều người quen, người nổi tiếng tại đây.”
Quả nhiên, theo quan sát của phóng viên Vietnam+, phía tay phải vừa gặp NSND Lê Khanh, nhìn sang trái thấy nhà văn Trần Thị Trường, trước mặt nhà thiết kế thời trang Anh Thư, rồi đến nhạc sĩ, nhà thơ… Chốc chốc lại gặp cảnh người quen nhận nhau cười, gật đầu, bắt tay…
Ông Phùng Văn Vinh - Trưởng Ban Quản lý Nghĩa Trang Yên Kỳ cho biết: “Quy định của chúng tôi rất rõ ràng là nếu muốn chuyển cốt lên đây thì phải là người có hộ khẩu Hà Nội. Nếu mua chỗ trước cho người còn sống thì phải trên 70 tuổi, nếu ở độ tuổi ít hơn thì cần có xác nhận của cơ quan y tế là mắc bệnh không thể chữa được. Ưu tiên trường hợp có vợ hoặc chồng đã an táng tại đây rồi thì 60 tuổi cũng được giải quyết.”
Một nhân viên của nghĩa trang Yên Kỳ giải thích rõ: “Chúng tôi phải quy định rõ để tránh trường hợp buôn mộ chờ, đầu cơ vào vị trí đẹp để bán thu lời.” Tại Ban quản lý nghĩa trang, phóng viên gặp một người con trai ngoài 40 tuổi đưa mẹ lên xem chỗ đã mua, bà cụ nói bíu tay anh con trai: “Mẹ yên tâm rồi, mẹ được ở gần ông ấy.” Tôi xúc động quay sang, thấy mắt người con đỏ hoe.
Vậy mà một lúc sau, trên đường đi qua các khu mộ chúng tôi gặp được lời mời 25 triệu đồng một mộ chờ mặt tiền rất đẹp. Lại còn có chuyện giúp “chạy” chỗ cho cụ ông gần cụ bà… Hỏi anh đi xe máy mời mọc này: “Có cần hộ khẩu Hà Nội không?” Anh ta đáp liền không cần nghĩ: “Không cần.” Hỏi, có giảm giá không? Anh đáp: “Có, ít thôi. Tiền nào của nấy.” Thấy tôi ngần ngừ, anh ta “trói nhẹ”: “Về suy nghĩ đi, cần thì điện thoại, nháy số sang đây…”
Có một gia đình Hà Nội gốc, ở phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm) thắp hương và khấn xong cùng nhau quay ra ngồi nghỉ trưa, trở lại mất hết đồ lễ ăn được bày trên mộ, họ tỏ ra rất bất bình...
Bà Phùng Thị Phú, người được một số gia đình Hà Nội cho là có uy tín khi gửi gắm hàng tháng ra thắp hương trên mộ của cả họ đến vài chục ngôi cho biết: “Người thôn Yên Kỳ chúng tôi rất nghiêm chỉnh, lịch sự không bao giờ ăn trộm đồ lễ đâu. Nhưng các thôn khác thì tệ thế đấy.”
Điều lạ nhất cũng đã thành quen mấy năm nay là chợ ở giữa nghĩa trang Yên kỳ rất sầm uất. Nhiều người Hà Nội mua thịt bê, trứng, gà và rau về ăn. Các loại thực phẩm đều tươi ngon và rẻ hơn ở thành phố nhiều. Thịt bê tươi còn ấm giá chỉ 130.000-140.000 đồng một cân.
Anh Hà- Trung tâm Chiếu Phim Quốc gia hóm hỉnh nhận xét: “Chợ gần các dãy mộ, các cụ thấy con cháu về mua bán cũng vui! Nhưng giá xây khu chợ riêng ở phía ngoài nghĩa trang thì vẫn hay hơn."
Khi được hỏi cảm nhận về nghĩa trang Yên Kỳ, ông Nguyễn Minh Quang (phố Hàng Cân) mang dáng vẻ của người Hà Thành thanh lịch, sâu lắng đã từ tốn nói: “Buôn bán mộ chờ, mất đồ cũng lễ, gạ lau bia mộ giá đắt, chợ búa xô bồ… đã làm cho người Hà Nội thật sự sâu sắc thấy Yên Kỳ chưa yên!”/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)