Trong thời gian qua, Chính phủ Hàn Quốc đã quan tâm nhiều hơn đến người nhập cư nước ngoài ở đây, đặc biệt là những người nhập cư theo diện hôn nhân với công dân Hàn Quốc.
Nhiều giải pháp thiết thực đã được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhằm hỗ trợ các gia đình đa văn hóa cũng như con em họ sớm hòa nhập cuộc sống.
Tờ Nhật báo Triều Tiên đã đăng nhiều tin bài đề cập đến những khía cạnh khác nhau đối với vấn đề mang tính thời sự này.
Trẻ nhập cư khó hòa nhập cộng đồng
Ở Hàn Quốc, ngày càng nhiều em nhỏ đang đến tuổi cắp sách đến trường, đặc biệt là trẻ em xuất thân từ những gia đình có bố là người Hàn Quốc nhưng mẹ là người nhập cư nước ngoài, được gọi bằng một cái tên chung là các “gia đình đa văn hóa.”
Điều này đang ngày càng trở thành một vấn đề xã hội nóng bỏng.
Theo ước tính của Chính phủ nước này, hiện có 1.500 em nhỏ có cha mẹ bất đồng ngôn ngữ. Nhiều em trong số này vấp phải những khó khăn nghiêm trọng do sự khác biệt về ngôn ngữ khi chúng đặt chân đến Hàn Quốc. Do thiếu kỹ năng và thông tin nên đa phần các em phải bỏ dở chuyện học hành.
Kim Kyung-ok, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Suốt đời Yongshin, cho biết: "Cứ 10 thiếu niên nhập cư thế hệ thứ hai thì có 9 em bỏ học do gặp khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa.”
Theo dữ liệu năm 2008 mà nghị sĩ Won Hee-mok thuộc Đảng Đại Dân tộc, khoảng 6.089 em (chiếm 24,5%) trong số 24.867 em nhỏ trong độ tuổi đi học thuộc diện này không được phổ cập giáo dục trong khi có tới 69,6% em trong số này phải thôi học khi đang ở bậc trung học.
Tiến sĩ Lee Jae-boon, nhà nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Giáo dục Triều Tiên, cho biết những người nhập cư thế hệ thứ hai rất cần đến một “lồng ấp trứng” trước khi bươn trải cuộc sống ở Hàn Quốc.
Theo ông, Hàn Quốc cần tăng thêm số lượng các trường học cho các thiếu niên thế hệ thứ hai để tạo sự ổn định tâm lý cũng như đào tạo các em về văn hóa Hàn Quốc.
Trẻ em sinh ra trong các gia đình đa văn hóa ở nước này tăng từ 25.000 em trong năm 2006 lên 58.000 em năm 2008 và trong số đó, trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tới 57,1%.
Điều đó đặt ra một vấn đề hệ trọng, đó là Seoul phải quan tâm đến công tác giảng dạy tiếng Hàn, giáo dục lối sống và văn hóa cho các em để giúp các công dân tương lai này hòa nhập tốt nhất với xã hội Hàn Quốc.
Những hy vọng mới
Bộ An ninh và Quản lý công Hàn Quốc mới đây đã đề ra một loạt những giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống cho các gia đình đa văn hóa và người nước ngoài sinh sống ở đây.
Trong tháng Ba năm nay, Seoul sẽ cấp cho các cư dân nước ngoài bản đăng ký dự thi lái xe hoặc cấp lại bằng lái bằng 3 thứ tiếng Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.
Trước đó, các bản đăng ký này đã có bản tiếng Anh, Nhật và Trung. Đồng thời, các công nhân nhập cư sẽ vẫn là cư dân hợp pháp trong vòng 30 ngày sau khi hợp đồng lao động của họ hết hạn. Như vậy, quy định mới này giúp họ có thời gian tìm công việc mới.
Kể từ tháng 8/2010, những vị hôn thê người nước ngoài có thể đăng ký theo tên của vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc cho đến khi trở thành công dân chính thức của nước này và có thể truy nhập các website của Hàn Quốc theo số đăng ký của nước ngoài.
Đặc biệt, đến năm 2011, các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc gia về chuyên gia làm đẹp và thợ bánh mỳ sẽ được bổ sung thêm tiếng Việt và tiếng Trung bởi lẽ gần 80% phụ nữ nhập cư lấy chồng Hàn Quốc đều xuất thân từ quốc gia này.
Rõ ràng, những người nhập cư và con em họ sẽ có nhiều hy vọng hơn khi bắt đầu cuộc sống mới ở Hàn Quốc sau hàng loạt những chuyển biến tích cực trong chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với những gia đình đa văn hóa, đặc biệt là đối với thế hệ “mầm non”./.
Nhiều giải pháp thiết thực đã được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhằm hỗ trợ các gia đình đa văn hóa cũng như con em họ sớm hòa nhập cuộc sống.
Tờ Nhật báo Triều Tiên đã đăng nhiều tin bài đề cập đến những khía cạnh khác nhau đối với vấn đề mang tính thời sự này.
Trẻ nhập cư khó hòa nhập cộng đồng
Ở Hàn Quốc, ngày càng nhiều em nhỏ đang đến tuổi cắp sách đến trường, đặc biệt là trẻ em xuất thân từ những gia đình có bố là người Hàn Quốc nhưng mẹ là người nhập cư nước ngoài, được gọi bằng một cái tên chung là các “gia đình đa văn hóa.”
Điều này đang ngày càng trở thành một vấn đề xã hội nóng bỏng.
Theo ước tính của Chính phủ nước này, hiện có 1.500 em nhỏ có cha mẹ bất đồng ngôn ngữ. Nhiều em trong số này vấp phải những khó khăn nghiêm trọng do sự khác biệt về ngôn ngữ khi chúng đặt chân đến Hàn Quốc. Do thiếu kỹ năng và thông tin nên đa phần các em phải bỏ dở chuyện học hành.
Kim Kyung-ok, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Suốt đời Yongshin, cho biết: "Cứ 10 thiếu niên nhập cư thế hệ thứ hai thì có 9 em bỏ học do gặp khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa.”
Theo dữ liệu năm 2008 mà nghị sĩ Won Hee-mok thuộc Đảng Đại Dân tộc, khoảng 6.089 em (chiếm 24,5%) trong số 24.867 em nhỏ trong độ tuổi đi học thuộc diện này không được phổ cập giáo dục trong khi có tới 69,6% em trong số này phải thôi học khi đang ở bậc trung học.
Tiến sĩ Lee Jae-boon, nhà nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Giáo dục Triều Tiên, cho biết những người nhập cư thế hệ thứ hai rất cần đến một “lồng ấp trứng” trước khi bươn trải cuộc sống ở Hàn Quốc.
Theo ông, Hàn Quốc cần tăng thêm số lượng các trường học cho các thiếu niên thế hệ thứ hai để tạo sự ổn định tâm lý cũng như đào tạo các em về văn hóa Hàn Quốc.
Trẻ em sinh ra trong các gia đình đa văn hóa ở nước này tăng từ 25.000 em trong năm 2006 lên 58.000 em năm 2008 và trong số đó, trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tới 57,1%.
Điều đó đặt ra một vấn đề hệ trọng, đó là Seoul phải quan tâm đến công tác giảng dạy tiếng Hàn, giáo dục lối sống và văn hóa cho các em để giúp các công dân tương lai này hòa nhập tốt nhất với xã hội Hàn Quốc.
Những hy vọng mới
Bộ An ninh và Quản lý công Hàn Quốc mới đây đã đề ra một loạt những giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống cho các gia đình đa văn hóa và người nước ngoài sinh sống ở đây.
Trong tháng Ba năm nay, Seoul sẽ cấp cho các cư dân nước ngoài bản đăng ký dự thi lái xe hoặc cấp lại bằng lái bằng 3 thứ tiếng Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.
Trước đó, các bản đăng ký này đã có bản tiếng Anh, Nhật và Trung. Đồng thời, các công nhân nhập cư sẽ vẫn là cư dân hợp pháp trong vòng 30 ngày sau khi hợp đồng lao động của họ hết hạn. Như vậy, quy định mới này giúp họ có thời gian tìm công việc mới.
Kể từ tháng 8/2010, những vị hôn thê người nước ngoài có thể đăng ký theo tên của vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc cho đến khi trở thành công dân chính thức của nước này và có thể truy nhập các website của Hàn Quốc theo số đăng ký của nước ngoài.
Đặc biệt, đến năm 2011, các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc gia về chuyên gia làm đẹp và thợ bánh mỳ sẽ được bổ sung thêm tiếng Việt và tiếng Trung bởi lẽ gần 80% phụ nữ nhập cư lấy chồng Hàn Quốc đều xuất thân từ quốc gia này.
Rõ ràng, những người nhập cư và con em họ sẽ có nhiều hy vọng hơn khi bắt đầu cuộc sống mới ở Hàn Quốc sau hàng loạt những chuyển biến tích cực trong chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với những gia đình đa văn hóa, đặc biệt là đối với thế hệ “mầm non”./.
Cao Phong (Vietnam+)