Chàng biểu diễn trồng cây chuối và ăn không ngừng, và nàng xịt khắp tổ một mùi hương quyến rũ. Những dấu hiệu đó cho thấy mùa kết đôi của hai con gấu trúc khổng lồ đã bắt đầu.
Các chuyên gia tại vườn thú Edinburgh ở Scotland đã chuẩn bị tinh thần để cặp gấu trúc mà họ mang về từ Trung Quốc tháng 12/2011 có thể diễn ra suôn sẻ.
Tháng Tư năm ngoái, việc kết đôi cho gấu trúc cái Tian Tian và con đực Yang Guang (Sunshine) đã không thành công. Nhưng vườn thú hy vọng họ sẽ tạo ra sự thay đổi vào năm nay.
“Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để Tian Tian có thể đậu thai,” Iain Valentine, giám đốc của Hiệp hội vườn thú Hoàng gia Scotland nói với AFP.
Những chiếc đèn ở khu vực nuôi nhốt đã được thiết kế sao cho phù hợp với ánh sáng tự nhiên, và lượng hormone của Tian Tian đã được giám sát chặt chẽ kể từ ngày 1/1.
Trong khi đó, Yang Guang được tăng cường cơ bắp để thực hiện những động tác khêu gợi con cái là trồng cây chuối, hoặc đánh dấu cây cối, góc tường và những phiến đá lớn ở nơi nuôi nhốt bằng mùi riêng đặc trưng của mình.
Ở tuổi lên chín, Yang Guang đang ở trong thời kỳ sung sức nhất đối với một con gấu trúc đực.
“Nó cần những cơ bắp rắn chắc bởi trong hoang dã, nó sẽ phải cạnh tranh và di chuyển trong một lãnh địa rộng lớn, và chiến đấu,” Valetine nói.
Về phần mình, Tian Tian cũng đã đánh “tín hiệu” bằng mùi hương để cho biết cô nàng đã sẵn sàng để giao phối, và sự im lặng của mỗi bên là sự mời gọi lẫn nhau.
Mùa giao phối của loài gấu trúc diễn ra vào tháng Ba và Tư hàng năm. Đây cũng là thời điểm bận rộn của các vườn thú, bởi việc gấu trúc sinh trong điều kiện nuôi nhốt được coi là sự kiện đặc biệt.
[Vườn thú Tokyo đặt “phòng riêng” cho cặp gấu trúc]
Vườn thú Ueno ở Nhật Bản mới đây thậm chí đã thiết kế cả “phòng riêng” cho cặp gấu trúc ở đây. Họ đã đăng tải một đoạn video 30 giây về gấu trúc đang làm trò trên website của mình, www.tokyo-zoo.net.
Tại vườn thú Edinburg, máy quay cài đặt trong chuồng cũng được tắt đi để mang lại cho cặp uyên tương một chút riêng tư. “Chúng tôi đang thực hiện một cuộc giao phối tự nhiên nhất có thể,” Valentine nói.
Vườn thú sẽ không biết Tian Tian có mang thai hay không cho đến hạ tuần tháng Tám năm nay, và sau đó họ chỉ còn ba tuần chuẩn bị trước khi một chú gấu con bé xíu, chưa mở mắt và trụi lông được sinh ra. Dĩ nhiên là với điều kiện con cái thụ thai thành công.
Năm ngoái, một cặp gấu trúc khổng lồ ở Tokyo đã sinh con, điều chưa từng xảy ra trong vòng 24 năm. Tuy nhiên, nó đã chết vì viêm phổi một tuần sau đó.
Loài gấu trúc sống ở vùng núi phía Tây Nam Trung Quốc, được biết đến với tỷ lệ sinh sản thấp và đang chịu áp lực của việc môi trường sống ngày càng bị. Trung Quốc hiện có khoảng 1.600 gấu trúc sống trong tự nhiên./.
Các chuyên gia tại vườn thú Edinburgh ở Scotland đã chuẩn bị tinh thần để cặp gấu trúc mà họ mang về từ Trung Quốc tháng 12/2011 có thể diễn ra suôn sẻ.
Tháng Tư năm ngoái, việc kết đôi cho gấu trúc cái Tian Tian và con đực Yang Guang (Sunshine) đã không thành công. Nhưng vườn thú hy vọng họ sẽ tạo ra sự thay đổi vào năm nay.
“Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để Tian Tian có thể đậu thai,” Iain Valentine, giám đốc của Hiệp hội vườn thú Hoàng gia Scotland nói với AFP.
Những chiếc đèn ở khu vực nuôi nhốt đã được thiết kế sao cho phù hợp với ánh sáng tự nhiên, và lượng hormone của Tian Tian đã được giám sát chặt chẽ kể từ ngày 1/1.
Trong khi đó, Yang Guang được tăng cường cơ bắp để thực hiện những động tác khêu gợi con cái là trồng cây chuối, hoặc đánh dấu cây cối, góc tường và những phiến đá lớn ở nơi nuôi nhốt bằng mùi riêng đặc trưng của mình.
Ở tuổi lên chín, Yang Guang đang ở trong thời kỳ sung sức nhất đối với một con gấu trúc đực.
“Nó cần những cơ bắp rắn chắc bởi trong hoang dã, nó sẽ phải cạnh tranh và di chuyển trong một lãnh địa rộng lớn, và chiến đấu,” Valetine nói.
Về phần mình, Tian Tian cũng đã đánh “tín hiệu” bằng mùi hương để cho biết cô nàng đã sẵn sàng để giao phối, và sự im lặng của mỗi bên là sự mời gọi lẫn nhau.
Mùa giao phối của loài gấu trúc diễn ra vào tháng Ba và Tư hàng năm. Đây cũng là thời điểm bận rộn của các vườn thú, bởi việc gấu trúc sinh trong điều kiện nuôi nhốt được coi là sự kiện đặc biệt.
[Vườn thú Tokyo đặt “phòng riêng” cho cặp gấu trúc]
Vườn thú Ueno ở Nhật Bản mới đây thậm chí đã thiết kế cả “phòng riêng” cho cặp gấu trúc ở đây. Họ đã đăng tải một đoạn video 30 giây về gấu trúc đang làm trò trên website của mình, www.tokyo-zoo.net.
Tại vườn thú Edinburg, máy quay cài đặt trong chuồng cũng được tắt đi để mang lại cho cặp uyên tương một chút riêng tư. “Chúng tôi đang thực hiện một cuộc giao phối tự nhiên nhất có thể,” Valentine nói.
Vườn thú sẽ không biết Tian Tian có mang thai hay không cho đến hạ tuần tháng Tám năm nay, và sau đó họ chỉ còn ba tuần chuẩn bị trước khi một chú gấu con bé xíu, chưa mở mắt và trụi lông được sinh ra. Dĩ nhiên là với điều kiện con cái thụ thai thành công.
Năm ngoái, một cặp gấu trúc khổng lồ ở Tokyo đã sinh con, điều chưa từng xảy ra trong vòng 24 năm. Tuy nhiên, nó đã chết vì viêm phổi một tuần sau đó.
Loài gấu trúc sống ở vùng núi phía Tây Nam Trung Quốc, được biết đến với tỷ lệ sinh sản thấp và đang chịu áp lực của việc môi trường sống ngày càng bị. Trung Quốc hiện có khoảng 1.600 gấu trúc sống trong tự nhiên./.
S.N (Vietnam+)