Dám bỏ ruộng trồng nấm từ một lần tình cờ xem truyền hình, dám bỏ cái cày, con trâu để đổi sang trồng nấm vì hai con quá khổ.
Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011.
Nửa đời “dệt tầm gai”
Sinh ra và lớn lên tại thôn Quảng Hội, xã Quảng Tiến, Sóc Sơn, chị Đào Thị Thiện thấm thía hơn ai hết cuộc sống khốn khó, bấp bênh ở một miền quê nghèo. Ruộng đất bạc màu, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ sống. Làng không nghề phụ hỗ trợ, nhà ai cũng xác xơ.
17 tuổi, chị Thiện cưới anh hàng xóm cách nhà dăm ba bước chân. Tình yêu nảy nở suốt quãng thời gian anh kiên cường tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1974. Lúc nên vợ nên chồng, hai bên gia đình đều túng bấn, chẳng có gì cho các con.
Sau khi cưới được tròn 15 ngày, anh vội vã ra chiến trường, để lại chị với mẹ già và các em trai còn nhỏ xíu. Ba tháng sau ngày cưới, khi chồng biền biệt nơi xa, mẹ chồng chị bị băng huyết, chị là người duy nhất trong nhà cùng nhóm máu với mẹ. Không ngần ngại truyền máu cứu mẹ chồng, một mình chị cứ chạy đôn chạy đáo đưa mẹ đi tuyến trên, tuyến dưới điều trị.
Suốt 6 tháng triền miên chăm mẹ ốm, người phụ nữ nhỏ thó chưa đầy 20 tuổi trở thành trụ cột duy nhất cho mẹ chồng và các em chồng nương dựa. Cậu em út của chồng ngày ấy mới 3 tuổi, còn quá bé, chị vừa chăm mẹ, vừa kiêm thêm nhiệm vụ nuôi dưỡng các em khôn lớn.
Đầu làng cuối xóm, ai cũng cảm phục trước hoàn cảnh neo đơn, chịu thương chịu khó của cô thôn nữ nghèo Đào Thị Thiện. Chưa bao giờ chị ca thán, chị luôn gồng mình lên để vun đắp hậu phương vững chắc cho chồng bằng việc tần tảo với 7 sào ruộng và đàn gà, lợn. Tuổi thanh xuân với bao nỗi niềm chất chứa cứ trôi đi. Xa chồng, chị dồn tất cả yêu thương vào việc cày cấy, chăm lo gia đình. Chị nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui, không bao giờ kỳ vọng những điều lớn lao trong cuộc sống.
Ba năm sau, anh về phục viên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cộng thêm hậu quả của việc ảnh hưởng chất độc da cam khiến anh không đủ sức chiến đấu trên mặt trận. Chất độc dioxin cũng cướp luôn quyền làm cha của anh. Nỗi đau chết lặng trong lòng người vợ trẻ Đào Thị Thiện, nhưng chị không bao giờ nhắc đến.
Cố nén khao khát được một lần làm mẹ, chị động viên anh xin con nuôi để vui cửa vui nhà. Năm 1983, anh chị xin một cháu gái ở Ấn Thượng, Đoan Hùng, Phú Thọ mới được 9 tháng tuổi về nuôi, đặt tên là Trần Thị Thuận. Bé Thuận ốm yếu quanh năm, từ nhỏ đã bị bệnh đường ruột, chuyện ăn uống vô cùng vất vả. Đến khi chập chững biết đi, Thuận bị vòng kiềng quá nặng.
Thương con như giọt máu đẻ ra, hai anh chị quyết tâm đèo nhau bằng xe đạp cũ chở con đến Bệnh viện chỉnh hình Sơn Tây chữa trị. Lại 6 tháng triền miên đi đi về về, những gì giá trị trong gian nhà liêu xiêu đều đội nón ra đi. Chị ki cóp, tận dụng tất cả để lấy tiền chữa bệnh cho con gái. Vẫn không đủ, chị bán cả ít vàng mẹ đẻ lén đưa con gái khi chị đi lấy chồng. Bằng tình yêu của người mẹ nuôi, bé Thuận dần dần lành bệnh và hoàn chỉnh đôi chân.
Khao khát có thêm tiếng cười trẻ thơ, năm 1987, chị cùng chồng đón thêm một đứa con về nuôi. Lần này là một bé trai 6 tuổi, bé Trần Văn Thăng ở thôn Đức Hậu, Sóc Sơn. Thuận 5 tuổi, Thăng 6 tuổi. Hai đứa trẻ sàn sàn nhau như hột gà hột vịt lúc nào cũng đòi mẹ Thiện, tranh nhau ngủ với mẹ. Ngày nào cũng thế, sau khi các con ngủ say, chị Thiện lại trở mình thức giấc, làm nốt những công việc ruộng đồng, nuôi con gà con lợn gia tăng thu nhập. Chị lặng lẽ “dệt” hạnh phúc từ tiếng cười của các con, được nhìn con ngủ say, nhìn con học bài, được có chồng bên cạnh.
“Người ta làm được, mình cũng làm được”
Càng yêu chồng thương con, chị Thiện càng cố gắng trồng trọt, chăn nuôi để đỡ đần gia đình. Những nỗ lực như muối bỏ bể, kinh tế gia đình vẫn dậm chân tại chỗ, nhiều lúc khốn đốn không đủ tiền đóng học cho con. Nhìn hai đứa con nuôi ăn không đủ no, học không đủ sách, chị nuốt nước mắt vào lòng, cố gắng trồng thêm rau, nuôi thêm con lợn.
Năm 1996, chị Thiện tham gia nhóm phụ nữ vay vốn và tiết kiệm của thôn mong thoát nghèo. Cơ duyên đến với nghề trồng nấm của chị đến từ một chương trình truyền hình về nông nghiệp: “Nhìn người ta hái nấm mà thèm. Lại thấy kỹ thuật không quá khó so với những người ít có điều kiện học hành, học cao như tôi. Thấy họ làm được, tôi nghĩ mình cũng có thể làm được. Tôi tự tìm hiểu bằng cách đến một số cơ sở trồng nấm để học nghề”.
Ấp ủ mãi, năm 2006, chị bắt đầu sự nghiệp từ 2 triệu đồng nhờ bán lợn, bán thóc. Chị bàn với chồng, vay ngân hàng thêm 8 triệu và lặn lội tìm đến Trung tâm Công nghệ sinh học tận trung tâm Hà Nội xin sách, nhờ các cán bộ trung tâm giúp đỡ kỹ thuật. Vừa học vừa làm luôn, hễ có gì vướng mắc, chị lại đạp xe lên trung tâm hỏi các thầy cô thật kĩ.
Chị Thiện nhớ lại: “Nghĩ thì đơn giản, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy thật nhiều khó khăn: vốn mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn, bản thân chưa được trang bị kỹ thuật trồng nấm cũng như có kỹ thuật cũng như kinh nghiệm về nghề trồng nấm. Ngay cả tới việc thu hoạch nấm xong thì bán cho ai, bán đi đâu tôi cũng chưa biết.”
Tuy vậy, với quyết tâm thoát nghèo, chị Thiện “nhủ lòng mình” không để những khó khăn làm bước. Nhờ sự hăng say và kiên trì vượt khó, chị thành công ngay từ những lứa nấm đầu tiên. Cả ba loại nấm chị mạnh dạn trồng: nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ đều cho sản lượng cao. Cuối năm đầu tiên, chị lãi 40 triệu đồng.
“Số tiền kiếm được gấp 4-5 lần so với trồng lúa, nuôi lợn. Có chồng con bên cạnh ủng hộ và chung tay, tôi quyết định mở rộng diện tích lán trại," chị Thiện quyết không đầu hàng số phận. Năm 2010, chị đã mở rộng mô hình sản xuất của mình từ 200m2 lán trại lên 650m2, thu hoạch từ 17-25 tấn nấm tươi các loại. Số tiền lãi giờ đã gấp 10 lần những ngày bỡ ngỡ làm ban đầu. Chị còn tạo việc làm cho 15 lao động quanh thôn có điều kiện tăng thêm thu nhập.
Với số tiền kiếm được, chị và anh thường xuyên trích 20 triệu đồng mỗi năm ủng hộ Quỹ từ thiện xã, ùng hộ đồng bào lũ lụt, các cháu nhiễm chất độc da cam, các cháu tàn tật; thậm chí chị mua áo ấm tặng cho những hộ gia đình nghèo quanh nhà… Năm 2008, gia đình chị Thiện trở thành mô hình điểm trồng nấm tại Sóc Sơn. Chị đạt danh hiệu “ Người tốt việc tốt” và vinh dự nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất giỏi cấp Thành phố.
Tháng 7/2010, chị Thiện tập hợp thêm 9 chị em trong làng thành lập Hợp tác xã Nấm Sáng Thiện do chị làm Chủ nhiệm, với số vốn gần 1,5 tỷ. Chỉ sau 1 năm sản xuất, hợp tác xã Sáng Thiện đã xây dựng được 20 lán trại trên 3.900m2 đất, thu hoạch hơn 55 tấn nấm tươi, thu lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Một ngày làm việc của chị Thiện kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ ngoài trại nấm.
Chẳng biết tự lúc nào, chị đã “say” các loại nấm, có những đêm miệt mài kiểm tra các giạ nấm, khi trở về nhà đã 2-3 giờ sáng. May mắn vì chồng chị luôn thông cảm và khích lệ chị. Hai đứa con ốm đau giờ đã lớn, đã biết tự lập. Người phụ nữ “dệt tầm gai” ngày nào đã có cuộc sống đủ đầy và quay quần bên chồng con./.
Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011.
Nửa đời “dệt tầm gai”
Sinh ra và lớn lên tại thôn Quảng Hội, xã Quảng Tiến, Sóc Sơn, chị Đào Thị Thiện thấm thía hơn ai hết cuộc sống khốn khó, bấp bênh ở một miền quê nghèo. Ruộng đất bạc màu, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ sống. Làng không nghề phụ hỗ trợ, nhà ai cũng xác xơ.
17 tuổi, chị Thiện cưới anh hàng xóm cách nhà dăm ba bước chân. Tình yêu nảy nở suốt quãng thời gian anh kiên cường tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1974. Lúc nên vợ nên chồng, hai bên gia đình đều túng bấn, chẳng có gì cho các con.
Sau khi cưới được tròn 15 ngày, anh vội vã ra chiến trường, để lại chị với mẹ già và các em trai còn nhỏ xíu. Ba tháng sau ngày cưới, khi chồng biền biệt nơi xa, mẹ chồng chị bị băng huyết, chị là người duy nhất trong nhà cùng nhóm máu với mẹ. Không ngần ngại truyền máu cứu mẹ chồng, một mình chị cứ chạy đôn chạy đáo đưa mẹ đi tuyến trên, tuyến dưới điều trị.
Suốt 6 tháng triền miên chăm mẹ ốm, người phụ nữ nhỏ thó chưa đầy 20 tuổi trở thành trụ cột duy nhất cho mẹ chồng và các em chồng nương dựa. Cậu em út của chồng ngày ấy mới 3 tuổi, còn quá bé, chị vừa chăm mẹ, vừa kiêm thêm nhiệm vụ nuôi dưỡng các em khôn lớn.
Đầu làng cuối xóm, ai cũng cảm phục trước hoàn cảnh neo đơn, chịu thương chịu khó của cô thôn nữ nghèo Đào Thị Thiện. Chưa bao giờ chị ca thán, chị luôn gồng mình lên để vun đắp hậu phương vững chắc cho chồng bằng việc tần tảo với 7 sào ruộng và đàn gà, lợn. Tuổi thanh xuân với bao nỗi niềm chất chứa cứ trôi đi. Xa chồng, chị dồn tất cả yêu thương vào việc cày cấy, chăm lo gia đình. Chị nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui, không bao giờ kỳ vọng những điều lớn lao trong cuộc sống.
Ba năm sau, anh về phục viên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cộng thêm hậu quả của việc ảnh hưởng chất độc da cam khiến anh không đủ sức chiến đấu trên mặt trận. Chất độc dioxin cũng cướp luôn quyền làm cha của anh. Nỗi đau chết lặng trong lòng người vợ trẻ Đào Thị Thiện, nhưng chị không bao giờ nhắc đến.
Cố nén khao khát được một lần làm mẹ, chị động viên anh xin con nuôi để vui cửa vui nhà. Năm 1983, anh chị xin một cháu gái ở Ấn Thượng, Đoan Hùng, Phú Thọ mới được 9 tháng tuổi về nuôi, đặt tên là Trần Thị Thuận. Bé Thuận ốm yếu quanh năm, từ nhỏ đã bị bệnh đường ruột, chuyện ăn uống vô cùng vất vả. Đến khi chập chững biết đi, Thuận bị vòng kiềng quá nặng.
Thương con như giọt máu đẻ ra, hai anh chị quyết tâm đèo nhau bằng xe đạp cũ chở con đến Bệnh viện chỉnh hình Sơn Tây chữa trị. Lại 6 tháng triền miên đi đi về về, những gì giá trị trong gian nhà liêu xiêu đều đội nón ra đi. Chị ki cóp, tận dụng tất cả để lấy tiền chữa bệnh cho con gái. Vẫn không đủ, chị bán cả ít vàng mẹ đẻ lén đưa con gái khi chị đi lấy chồng. Bằng tình yêu của người mẹ nuôi, bé Thuận dần dần lành bệnh và hoàn chỉnh đôi chân.
Khao khát có thêm tiếng cười trẻ thơ, năm 1987, chị cùng chồng đón thêm một đứa con về nuôi. Lần này là một bé trai 6 tuổi, bé Trần Văn Thăng ở thôn Đức Hậu, Sóc Sơn. Thuận 5 tuổi, Thăng 6 tuổi. Hai đứa trẻ sàn sàn nhau như hột gà hột vịt lúc nào cũng đòi mẹ Thiện, tranh nhau ngủ với mẹ. Ngày nào cũng thế, sau khi các con ngủ say, chị Thiện lại trở mình thức giấc, làm nốt những công việc ruộng đồng, nuôi con gà con lợn gia tăng thu nhập. Chị lặng lẽ “dệt” hạnh phúc từ tiếng cười của các con, được nhìn con ngủ say, nhìn con học bài, được có chồng bên cạnh.
“Người ta làm được, mình cũng làm được”
Càng yêu chồng thương con, chị Thiện càng cố gắng trồng trọt, chăn nuôi để đỡ đần gia đình. Những nỗ lực như muối bỏ bể, kinh tế gia đình vẫn dậm chân tại chỗ, nhiều lúc khốn đốn không đủ tiền đóng học cho con. Nhìn hai đứa con nuôi ăn không đủ no, học không đủ sách, chị nuốt nước mắt vào lòng, cố gắng trồng thêm rau, nuôi thêm con lợn.
Năm 1996, chị Thiện tham gia nhóm phụ nữ vay vốn và tiết kiệm của thôn mong thoát nghèo. Cơ duyên đến với nghề trồng nấm của chị đến từ một chương trình truyền hình về nông nghiệp: “Nhìn người ta hái nấm mà thèm. Lại thấy kỹ thuật không quá khó so với những người ít có điều kiện học hành, học cao như tôi. Thấy họ làm được, tôi nghĩ mình cũng có thể làm được. Tôi tự tìm hiểu bằng cách đến một số cơ sở trồng nấm để học nghề”.
Ấp ủ mãi, năm 2006, chị bắt đầu sự nghiệp từ 2 triệu đồng nhờ bán lợn, bán thóc. Chị bàn với chồng, vay ngân hàng thêm 8 triệu và lặn lội tìm đến Trung tâm Công nghệ sinh học tận trung tâm Hà Nội xin sách, nhờ các cán bộ trung tâm giúp đỡ kỹ thuật. Vừa học vừa làm luôn, hễ có gì vướng mắc, chị lại đạp xe lên trung tâm hỏi các thầy cô thật kĩ.
Chị Thiện nhớ lại: “Nghĩ thì đơn giản, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy thật nhiều khó khăn: vốn mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn, bản thân chưa được trang bị kỹ thuật trồng nấm cũng như có kỹ thuật cũng như kinh nghiệm về nghề trồng nấm. Ngay cả tới việc thu hoạch nấm xong thì bán cho ai, bán đi đâu tôi cũng chưa biết.”
Tuy vậy, với quyết tâm thoát nghèo, chị Thiện “nhủ lòng mình” không để những khó khăn làm bước. Nhờ sự hăng say và kiên trì vượt khó, chị thành công ngay từ những lứa nấm đầu tiên. Cả ba loại nấm chị mạnh dạn trồng: nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ đều cho sản lượng cao. Cuối năm đầu tiên, chị lãi 40 triệu đồng.
“Số tiền kiếm được gấp 4-5 lần so với trồng lúa, nuôi lợn. Có chồng con bên cạnh ủng hộ và chung tay, tôi quyết định mở rộng diện tích lán trại," chị Thiện quyết không đầu hàng số phận. Năm 2010, chị đã mở rộng mô hình sản xuất của mình từ 200m2 lán trại lên 650m2, thu hoạch từ 17-25 tấn nấm tươi các loại. Số tiền lãi giờ đã gấp 10 lần những ngày bỡ ngỡ làm ban đầu. Chị còn tạo việc làm cho 15 lao động quanh thôn có điều kiện tăng thêm thu nhập.
Với số tiền kiếm được, chị và anh thường xuyên trích 20 triệu đồng mỗi năm ủng hộ Quỹ từ thiện xã, ùng hộ đồng bào lũ lụt, các cháu nhiễm chất độc da cam, các cháu tàn tật; thậm chí chị mua áo ấm tặng cho những hộ gia đình nghèo quanh nhà… Năm 2008, gia đình chị Thiện trở thành mô hình điểm trồng nấm tại Sóc Sơn. Chị đạt danh hiệu “ Người tốt việc tốt” và vinh dự nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất giỏi cấp Thành phố.
Tháng 7/2010, chị Thiện tập hợp thêm 9 chị em trong làng thành lập Hợp tác xã Nấm Sáng Thiện do chị làm Chủ nhiệm, với số vốn gần 1,5 tỷ. Chỉ sau 1 năm sản xuất, hợp tác xã Sáng Thiện đã xây dựng được 20 lán trại trên 3.900m2 đất, thu hoạch hơn 55 tấn nấm tươi, thu lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Một ngày làm việc của chị Thiện kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ ngoài trại nấm.
Chẳng biết tự lúc nào, chị đã “say” các loại nấm, có những đêm miệt mài kiểm tra các giạ nấm, khi trở về nhà đã 2-3 giờ sáng. May mắn vì chồng chị luôn thông cảm và khích lệ chị. Hai đứa con ốm đau giờ đã lớn, đã biết tự lập. Người phụ nữ “dệt tầm gai” ngày nào đã có cuộc sống đủ đầy và quay quần bên chồng con./.
Sơn Bách (Vietnam+)