Hơn 2 năm rưỡi sau cái chết của thủ lĩnh tổ chức Al-Qaeda Osama bin Laden, các chuyên gia Mỹ và các giới chức chống khủng bố nói tổ chức của ông ta vẫn là một mối đe dọa lớn cho cả Trung Ðông và Bắc Phi.
Ðánh giá đi kèm với nhiều báo cáo mới đây cho thấy các nhà lập pháp và giới chức tình báo Mỹ ngày càng quan ngại về việc mở rộng nhân lực của Al-Qaeda, đặc biệt là ở Trung Ðông và châu Phi.
Phát biểu trong một hội nghị chống khủng bố ở Washington vào tháng 12, Tướng James Mattis từng chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc chiến Iraq và sau đó giám sát các hoạt động của Mỹ khắp Trung Ðông, vùng Sừng châu Phi và Afghanistan cho rằng Phương Tây không hiểu gì về Al-Qaeda và kết quả là không thể đưa ra một kế hoạch hiệu quả và chiến lược tuyên truyền để đánh bại tổ chức khủng bố này.
Trong khi các phụ tá hàng đầu của Bin Laden có thể đã chết hay bị giết bởi các lực lượng đặc biệt của Mỹ hoặc trong các cuộc tấn công bởi máy bay không người lái, thì các nhóm thánh chiến ở Syria, Somalia, Yemen, Libya và Tây Phi vẫn có nhiều vụ tấn công lớn trong năm qua.
Năm 2013, các chiến binh thánh chiến do bị ảnh hưởng hoặc có liên hệ với Al-Qaeda đã tấn công một khu mua sắm ở Kenya, giết chết ít nhất 72 người, chiếm một cơ sở khí đốt và bắt giữ 39 con tin.
Hiện các cuộc tấn công của Al-Qaeda lại có chiều hướng gia tăng ở Iraq. Tại sa mạc Sinai của Ai Cập, các chuyên gia lo ngại các nhóm chiến binh địa phương có thể thân cận hơn với một nhánh chính thức của Al-Qaeda.
Các chiến binh thánh chiến đã nổi lên như một lực lượng mạnh nhất trong hàng ngũ quân nổi dậy ở Syria để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad./.
Phe đối lập Syria ủng hộ phiến quân chống al-Qaeda
Liên minh Dân tộc (NC), phe đối lập chính tại Syria tuyên bố ủng hộ cuộc chiến chống lại nhánh của mạng lưới al-Qaeda.