Chuyên gia quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ mới

Năm 2020, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng dương. Bất chấp tác động nghiêm trọng của đại dịch, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 3%.
Chuyên gia quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ mới ảnh 1Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV. (Ảnh: Trí Dũng - TTXVN)

Trong tình cảnh cả thế giới vẫn đang tiếp tục chống chọi với đại dịch COVID-19, quảthật rất hiếm khi nhận được những tin tức tích cực về tăng trưởng kinh tế ở nơi nào đó. Nhưng theo Tiến sĩ SD Pradhan, nguyên cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ thì may mắn thay, câu chuyện về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là một trong những tin tích cực như vậy. VietnamPlus xin giới thiệu bài viết này đăng trên tờ Times of India. 

Năm 2020, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng dương. Bất chấp tác động nghiêm trọng của đại dịch, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 3%. Điều quan trọng, mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ cao hơn mức khoảng 2,3% của Trung Quốc mà còn là tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á vào năm 2020. Thành tựu này là một kỳ tích thực sự đối với một quốc gia có ít tài nguyên hơn nhiều so với Trung Quốc.

Công lao này chắc chắn thuộc về ban lãnh đạo Việt Nam của nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cần phải nói rằng trước khi dịch COVID-19 xảy ra, mức tăng trưởng của Việt Nam khá đáng kể, khoảng 7% liên tục trong nhiều năm.

Bất chấp những vấn đề phát sinh từ đại dịch, xét về giá trị GDP, Việt Nam đạt trên 343 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia với mức 1,090 tỷ USD, Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD.

Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 được ghi nhận ở mức 19,06 tỷ USD, với giá tiêu dùng trung bình tăng 3,23% và lĩnh vực chế biến và chế tạo có mức tăng trưởng 3,98%. Quả thực là một thành tích đáng nể.

[Triển vọng kinh tế của Việt Nam dưới sự điều hành của ban lãnh đạo mới]

Đáng chú ý, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng GDP 6,5% đối với Việt Nam vào năm 2021. IMF cũng kỳ vọng rằng trong năm nay thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ thu hẹp so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng lên mức hơn 3.750 USD trong vài năm tới.

Theo quan điểm trên, không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng Việt Nam mong muốn tiếp tục các chính sách thể hiện qua việc bầu ra ban lãnh đạo mới. Cuộc bầu cử của Quốc hội cho bốn vị trí quan trọng gợi ý rõ điều này. Đáng chú ý, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam giao cho nhiệm kỳ thứ ba - một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng mới và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Dưới thời của các nhà lãnh đạo mới, Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách an ninh và đối ngoại cũng như chiến lược kinh tế đa phương.

Tuy nhiên, đất nước đang phải đối mặt với một số thách thức trong lĩnh vực kinh tế do đại dịch gây ra. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm 25% so với năm 2019, đạt 28,53 tỷ USD tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào năm 2020. Các dự án đăng ký năm 2020 cũng giảm 35% so với năm 2019. Bên cạnh đó, cả nước đã tiếp tục chính sách ngăn chặn đại dịch và các vấn đề liên quan đến y tế, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước. Vấn đề phục hồi các doanh nghiệp vừa và nhỏ về như trước đại dịch vẫn là một thách thức lớn.

Tuy nhiên, những đánh giá tích cực này của IMF phụ thuộc vào việc Việt Nam thực hiện các bước hiệu quả để kiểm soát đại dịch COVID-19 và phục hồi các hoạt động kinh doanh. Sự phục hồi kinh tế đặt ra những thách thức mới khi các nước khác đang thay đổi chính sách thương mại do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp diễn. Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang xem xét lại các chính sách của mình, yêu cầu Việt Nam điều chỉnh để đối phó với yếu tố mới nổi mang lại cả cơ hội và thách thức. Ban lãnh đạo mới có nhiệm vụ khó khăn phải đảm bảo sự phát triển kinh tế của nó trong giai đoạn tới.

[Tăng trưởng đặt mục tiêu kép: Sức bật từ nội và ngoại lực]

Liên quan đến đại dịch, cho đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kiểm soát tốt sự lây lan một cách đáng khen. Việc kiểm soát dịch bệnh sẽ cần cẩn trọng hơn vì làn sóng mới đang xuất hiện ở một số quốc gia. Ban lãnh đạo phải rà soát và điều chỉnh phù hợp các khoản chi để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Chuyên gia quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ mới ảnh 2Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ban lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ cần giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động. Những cơ hội đòi hỏi lực lượng lao động lành nghề trong nước. Các ưu tiên do Đại hội 13 đề ra là phù hợp. Họ tập trung vào sáu nhiệm vụ chính và ba đột phá chiến lược, bao gồm chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số, phát triển khoa học và công nghệ và tạo dựng môi trường thuận lợi hơn cho phát triển doanh nghiệp cũng như cho các vấn đề về sản xuất.

Nguồn vốn FDI nhiều khả năng sẽ cải thiện mặc dù các nỗ lực thu hút FDI phải được đẩy mạnh. Các công ty sản xuất muốn chuyển ra khỏi Trung Quốc: họ cần được khuyến khích. Có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam vẫn là địa điểm ưa thích của các công ty này. Nhu cầu của các công ty về đất đai, lao động có tay nghề cao và các chính sách tạo thuận lợi trong kinh doanh sẽ cần được theo dõi liên tục để có hành động thích hợp. Cũng nên tập trung vào các chính sách tài khóa và thực thi các chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ nhiều hơn. Việt Nam cũng cần phải điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với Sáng kiến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng do Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đề xuất.

Kinh nghiệm trong quá khứ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy ông sẽ xử lý tốt tình hình để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông đã giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế địa phương này. Ông cũng chú trọng về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cho thấy sự tiếp nối của các chính sách kinh tế.

Tuy nhiên, những khó khăn do đại dịch và các chính sách kinh tế của các quốc gia khác khiến nhiệm vụ này trở nên vô cùng thách thức. Mặc dù ban lãnh đạo hiện tại tự tin sẽ vượt qua những thách thức ấy, nhưng cần phải bám sát liên tục những diễn biến để định hướng lại các chính sách của Việt Nam.

Việt Nam với tư cách là Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cũng sẽ có nhiều trách nhiệm lớn. Bên cạnh đó, trong ASEAN, Việt Nam là nước lãnh đạo trên thực tế. Những điều này cũng đòi hỏi một chiến lược được soạn thảo kỹ lưỡng để phát huy vai trò của Việt Nam một cách cân bằng. Việt Nam cho đến nay đã xử lý rất tốt và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn tới.

Với những chính sách trong quá khứ, có thể tự tin nói rằng ban lãnh đạo mới đủ khả năng để đối phó với những thách thức mới, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế. Một điều đáng chú ý là quý I năm nay đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế ở mức 4,5%./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục