Phó Giáo sư, Tiến sĩ Edmund Malesky thuộc trường Đại học California ở San Diego, khẳng định Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn trong một thập kỷ qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, công tác xóa đói giảm nghèo có những bước tiến đáng kể, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ổn định nền kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế...
Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi sâu thảo luận những thách thức trên, là những vấn đề mà xã hội hết sức quan tâm.
Đánh giá về sự hợp tác giáo dục hiện nay giữa Việt Nam và Mỹ, ông Malesky, người đã có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống kinh tế của Việt Nam, khẳng định quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song trong thời gian tới cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Theo ông, hợp tác giáo dục không chỉ là đào tạo sinh viên, mà còn giúp đưa quan hệ hai nước xích lại gần nhau hơn.
Ông cho biết các trường đại học ở Mỹ đều có chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về lực lượng lao động.
Ông đánh giá cao chương trình cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ cũng như việc mở các trường đại học Mỹ tại Việt Nam. Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi sinh viên giữa hai nước vì số sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập theo các chương trình nghiên cứu ngắn hạn vẫn còn hạn chế.
Về lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam tại các trường đại học ở Mỹ, ông Malesky cho biết hiện có một số trường đại học như Berkey, Cornell, Texas A&M,... có chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam, nhưng hầu hết đều tập trung nghiên cứu lịch sử, xã hội học và địa hình học. Số sinh viên nghiên cứu về sự phát triển chính trị và kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Theo ông, Việt Nam đang ngày càng được nhiều người Mỹ chú ý và muốn tìm hiểu sâu hơn, nên hoạt động nghiên cứu về Việt Nam có thể sẽ được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới./.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ổn định nền kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế...
Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi sâu thảo luận những thách thức trên, là những vấn đề mà xã hội hết sức quan tâm.
Đánh giá về sự hợp tác giáo dục hiện nay giữa Việt Nam và Mỹ, ông Malesky, người đã có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống kinh tế của Việt Nam, khẳng định quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song trong thời gian tới cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Theo ông, hợp tác giáo dục không chỉ là đào tạo sinh viên, mà còn giúp đưa quan hệ hai nước xích lại gần nhau hơn.
Ông cho biết các trường đại học ở Mỹ đều có chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về lực lượng lao động.
Ông đánh giá cao chương trình cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ cũng như việc mở các trường đại học Mỹ tại Việt Nam. Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi sinh viên giữa hai nước vì số sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập theo các chương trình nghiên cứu ngắn hạn vẫn còn hạn chế.
Về lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam tại các trường đại học ở Mỹ, ông Malesky cho biết hiện có một số trường đại học như Berkey, Cornell, Texas A&M,... có chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam, nhưng hầu hết đều tập trung nghiên cứu lịch sử, xã hội học và địa hình học. Số sinh viên nghiên cứu về sự phát triển chính trị và kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Theo ông, Việt Nam đang ngày càng được nhiều người Mỹ chú ý và muốn tìm hiểu sâu hơn, nên hoạt động nghiên cứu về Việt Nam có thể sẽ được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới./.
(TTXVN/Vietnam+)