Ngày 26/2, tại Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tiếp Đoàn chuyên gia của Liên minh nghị viện thế giới (IPU) đang ở thăm làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu về tình hình thực hiện các chính sách viện trợ phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu hoan nghênh chuyến thăm làm việc của Đoàn và bày tỏ sự cảm ơn các nước, các tổ chức quốc tế đã dành nguồn vốn lớn giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội.
Chia sẻ kết quả sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trên 23 tỷ USD trong 5 năm qua, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, cùng với nguồn vốn trong nước, vốn ODA đã góp phần giúp Việt Nam đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh. 5 năm qua, bình quân GDP đạt trên 7,5%.
Năm 2009, mặc dù trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng trên 5%; cơ bản giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Khẳng định vai trò quan trọng của Quốc hội trong việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, quyết định các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội còn thực hiện giám sát việc sử dụng nguồn vốn ODA tại các địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, các cơ quan chức năng Việt Nam luôn xác định phải có nghĩa vụ sử dụng sao cho đạt hiệu quả mục tiêu đã đề ra và kiên quyết xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Đoàn chuyên gia IPU đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng luật. Thông báo về kết quả làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam, các đại biểu cho biết sau chuyến thăm sẽ kiến nghị IPU hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong việc nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội để các đại biểu tham gia ngày càng tích cực vào việc giám sát thực hiện nguồn vốn ODA.
Đoàn cho rằng, kinh nghiệm thực hiện tốt của Việt Nam có thể phổ biến tới các nước, góp phần giúp đỡ, xây dựng năng lực, tăng cường vai trò nghị sĩ của các nước thành viên Liên minh nghị viện thế giới./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu hoan nghênh chuyến thăm làm việc của Đoàn và bày tỏ sự cảm ơn các nước, các tổ chức quốc tế đã dành nguồn vốn lớn giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội.
Chia sẻ kết quả sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trên 23 tỷ USD trong 5 năm qua, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, cùng với nguồn vốn trong nước, vốn ODA đã góp phần giúp Việt Nam đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh. 5 năm qua, bình quân GDP đạt trên 7,5%.
Năm 2009, mặc dù trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng trên 5%; cơ bản giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Khẳng định vai trò quan trọng của Quốc hội trong việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, quyết định các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội còn thực hiện giám sát việc sử dụng nguồn vốn ODA tại các địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, các cơ quan chức năng Việt Nam luôn xác định phải có nghĩa vụ sử dụng sao cho đạt hiệu quả mục tiêu đã đề ra và kiên quyết xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Đoàn chuyên gia IPU đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng luật. Thông báo về kết quả làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam, các đại biểu cho biết sau chuyến thăm sẽ kiến nghị IPU hỗ trợ Quốc hội Việt Nam trong việc nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội để các đại biểu tham gia ngày càng tích cực vào việc giám sát thực hiện nguồn vốn ODA.
Đoàn cho rằng, kinh nghiệm thực hiện tốt của Việt Nam có thể phổ biến tới các nước, góp phần giúp đỡ, xây dựng năng lực, tăng cường vai trò nghị sĩ của các nước thành viên Liên minh nghị viện thế giới./.
Hoàng Thị Hoa (Vietnam+)