Chuyên gia đề xuất cách thức hợp tác với Việt Nam để bảo tồn cá răng ở Nam Cực

Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực đã liên hệ với Chính phủ Việt Nam, khuyến khích Việt Nam xem xét hợp tác với Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực bằng cách triển khai CDS.

Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực đã thực hiện một số biện pháp để chống lại việc đánh bắt cá IUU, trong đó có việc đưa ra CDS dành cho cá răng. (Nguồn: Rtrfm)
Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực đã thực hiện một số biện pháp để chống lại việc đánh bắt cá IUU, trong đó có việc đưa ra CDS dành cho cá răng. (Nguồn: Rtrfm)

Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực (CCAMLR) đã liên hệ với Chính phủ Việt Nam, đề xuất cơ hội hợp tác tự nguyện với CCAMLR thông qua việc tự nguyện tham gia Sơ đồ tài liệu đánh bắt (CDS) dành cho cá răng của ủy ban này.

Đề xuất trên, được ông Todd Dubois, quản lý việc giám sát và tuân thủ nghề cá của Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực, đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của phóng viên TTXVN tại Australia.

Theo ông Dubois, Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực rất quan ngại hoạt động đánh bắt cá răng bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trong Khu vực Công ước.

Đánh bắt cá IUU làm suy giảm nghiêm trọng trữ lượng cá răng và làm suy yếu các mục tiêu bảo tồn của Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực cũng như nền khoa học hỗ trợ việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật biển ở Nam Cực.

Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực đã thực hiện một số biện pháp để chống lại việc đánh bắt cá IUU, trong đó có việc đưa ra CDS dành cho cá răng.

Ông Dubois cho biết CDS là một hệ thống điện tử hoàn toàn được thiết kế để theo dõi cá răng từ điểm cập bến trong suốt chu kỳ thương mại và bao gồm tất cả các loài cá răng được đánh bắt và buôn bán bởi các quốc gia tham gia.

Thông qua biện pháp này, CDS giúp phân biệt giữa sản phẩm cá răng hợp pháp và IUU, đồng thời ngăn chặn việc nhập khẩu cá răng đánh bắt bất hợp pháp sang các thị trường lớn nhất toàn cầu.

Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực đã liên hệ với Chính phủ Việt Nam, khuyến khích Việt Nam xem xét hợp tác với Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực bằng cách triển khai CDS.

Ông Dubois khẳng định Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt nếu Việt Nam mong muốn hợp tác với Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực thông qua việc tham gia CDS.

Bằng cách này, Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực thực hiện các mục tiêu bảo tồn, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá IUU.

Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực được Công ước Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực (CCAMLR) thành lập theo Hiệp ước Nam Cực.

Công ước tìm cách bảo tồn tài nguyên biển ở Nam Cực, bao gồm cả việc sử dụng hợp lý và sử dụng khoa học tốt nhất hiện có để đạt được điều này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục