Nhân dịp chuyên gia Wolfgang Renner, báo Wiener Zeitung, Cộng hòa Áo (1703, tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) trở lại Việt Nam giảng dạy về chuyên đề Kinh tế truyền thông, phóng viên Vietnam+ đã có bài phỏng vấn chuyên gia Wolfgang Renner xoay quanh vấn đề kinh nghiệm của tờ báo lâu đời nhất thế giới và điều kiện tồn tại, phát triển một ấn phẩm báo chí mới trong nền kinh tế thị trường.
- Con Đại bàng (Măng séc báo Wiener Zeitung) “cất cánh” đến ngày nay là “nhờ vào sự cải tiến của chính sách truyền thông,” giáo sư, tiến sỹ R.Langenbucher đã nhận xét như vậy, thời điểm ông phụ trách, đã làm gì để Đại bàng tiếp tục tồn tại đến ngày nay?
Ông Wolfgang Renner: Thành ngữ cổ có câu: “Bàn làm việc của chúng ta rất nguy hiểm,” hãy đi ra ngoài nhìn ngắm xem thiên hạ làm gì. Từ đó mà có những ý tưởng, cảm xúc, cảm giác về thiên hạ. Chúng tôi luôn luôn dựa vào cảm giác của mình, không một ý tưởng nào của các nhà báo, không một ý kiến nào của khách hàng bị bỏ qua.
Cảm giác đó là dựa vào các cuộc điều tra công chúng thị trường (Chúng tôi đã đặt hàng Viện nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Áo - IFES, điều tra công chúng của mình, nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính minh bạch, chính xác cao), dựa vào các nghiên cứu về thị trường báo chí, dựa vào phản xạ nghề nghiệp, sự nhạy cảm thời cuộc của các đồng nghiệp….
Từ đó, chúng tôi tổng hợp, đưa ra kết luận ở từng thời điểm (thậm chí là từng tháng) để cải tiến nội dung, thiết kế, trình bày báo, đặc biệt là để thực hiện các chiến lược, các giải pháp marketing phát triển công chúng thị trường, tìm kiếm công chúng mới.
- Xin ông giải thích thêm về hai thuật ngữ công chúng thị trường và công chúng mới?
Ông Wolfgang Renner: Không có cái gọi là công chúng một cách chung chung mà công chúng thị trường là những người mua báo (mua thông tin) trả tiền- là những người nuôi sống tờ báo. Còn công chúng mới là những người được `"tìm thấy" (kể cả những người chỉ nghe đến tên tờ báo nhưng chưa bao giờ đọc hoặc không bao giờ có ý định đọc) sau khi báo đã thực hiện các chiến lược, giải pháp marketing. Sau đó, để đối tượng này có thể trở thành công chúng thị trường thì bản báo phải kiên trì đưa ra nhiều cách thức chăm sóc tiếp theo.
- Vậy theo ông, điều kiện cơ bản nào để một ấn phẩm báo chí mới có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường?
Ông Wolfgang Renner: Phải xây dựng các chiến lược, các giải pháp phát triển ấn phẩm (dựa vào lý thuyết về quản lý). Đặc biệt là các giải pháp marketing. Chúng ta thừa hiểu rằng nếu không có các giải pháp, chiến lược marketing tốt để hấp dẫn công chúng thị trường, công chúng mới thì sản phẩm dù có hay đến mấy cũng sẽ gặp bế tắc; Phải có công cụ quản lý; Phải xác định phân khúc thị trường chính cho tờ báo; Phải xác định được đối tượng công chúng mục tiêu; Phải xác định được thời điểm hòa vốn; Phải tìm kiếm các đối tác sẵn sàng trả tiền quảng cáo cho báo.
- Công việc cụ thể của Người quản lý tờ báo trong nền kinh tế thị trường là gì?
Ông Wolfgang Renner: Trước hết, Người quản lý tờ báo phải có nghiệp vụ kinh tế, anh ta phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
Một là: Làm thế nào tờ báo có thể đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Hai là: Chủ thuyết của tờ báo là gì (phong cách tờ báo).
Ba là: Làm thế nào để đáp ứng được sự mong đợi của các công ty quảng cáo (thị trường dành cho quảng cáo).
Bốn là: Ngân sách dành cho chiến lược, giải pháp phát triển tờ báo để đạt tới điểm hòa vốn cần bao nhiêu và mất bao lâu.
Năm là: Đặc biệt, như tôi đã nói ở trên, Người quản lý phải biết dựa vào cảm giác của mình, của đồng nghiệp, của đối tác và khách hàng. Đồng thời, không loại trừ việc thăm dò cảm giác của các đối thủ canh tranh.
- Tổng biên tập có thể kiêm nhiệm giám đốc điều hành không?
Ông Wolfgang Renner: Làm báo trong nền kinh tế thị trường không cho phép Tổng biên tập kiêm nhiệm chức vụ và công việc của giám đốc điều hành.
Tổng biên tập: Chịu trách nhiệm đưa ra Chủ thuyết cho tờ báo; Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng nội dung, hình thức tờ báo; Đưa ra các chủ đề trong từng thời điểm phù hợp với ``nhiệt độ`` của dư luận xã hội; Nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết, dự đoán sự vận động các xu hướng báo chí; Quản lý các nhà báo.
Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh (các giải pháp, chiến lược phát triển công chúng thị trường, công chúng mới); Marketing, quảng cáo xây dựng hình ảnh tờ báo; Tìm kiếm đối tác quảng cáo; Xây dựng cơ sở vật chất; Tìm kiếm nguồn nhân lực (quản trị nhân lực) cho chiến lược phát triển tờ báo; Điều khiển các hoạt động tìm kiếm doanh thu; Phân chia lợi nhuận và phân chia quĩ; Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của tờ báo.
Cả hai ông trên cộng lại (Người quản lý) phải chú ý đến hướng đi của các đối thủ cạnh tranh, phải chịu trách nhiệm tổng thể về sự tồn tại và phát triển của tờ báo.
- Trong tương lai, nếu các tờ báo Việt Nam muốn hợp tác với Báo Wiener Zeitung, liệu ông có sẵn lòng giúp đỡ?
Ông Wolfgang Renner: Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các đối tác Việt Nam, điều kiện căn bản mà hai bên cần có là: Dự án đặc biệt (Ý tưởng sáng tạo, chủ đề hợp tác); Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng; Có ngân sách dành cho dự án.
- Năm 2012 , kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Áo-Việt, ông và báo Wiener Zeitung có kế hoạch hợp tác nào với Việt Nam?
Ông Wolfgang Renner: Về cơ bản chúng tôi đã có một số bàn thảo với phía Đại sứ quán Việt Nam tại Áo và một số bên liên quan, tuy nhiên kế hoạch rõ ràng sẽ được cung cấp sau./.
- Con Đại bàng (Măng séc báo Wiener Zeitung) “cất cánh” đến ngày nay là “nhờ vào sự cải tiến của chính sách truyền thông,” giáo sư, tiến sỹ R.Langenbucher đã nhận xét như vậy, thời điểm ông phụ trách, đã làm gì để Đại bàng tiếp tục tồn tại đến ngày nay?
Ông Wolfgang Renner: Thành ngữ cổ có câu: “Bàn làm việc của chúng ta rất nguy hiểm,” hãy đi ra ngoài nhìn ngắm xem thiên hạ làm gì. Từ đó mà có những ý tưởng, cảm xúc, cảm giác về thiên hạ. Chúng tôi luôn luôn dựa vào cảm giác của mình, không một ý tưởng nào của các nhà báo, không một ý kiến nào của khách hàng bị bỏ qua.
Cảm giác đó là dựa vào các cuộc điều tra công chúng thị trường (Chúng tôi đã đặt hàng Viện nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Áo - IFES, điều tra công chúng của mình, nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính minh bạch, chính xác cao), dựa vào các nghiên cứu về thị trường báo chí, dựa vào phản xạ nghề nghiệp, sự nhạy cảm thời cuộc của các đồng nghiệp….
Từ đó, chúng tôi tổng hợp, đưa ra kết luận ở từng thời điểm (thậm chí là từng tháng) để cải tiến nội dung, thiết kế, trình bày báo, đặc biệt là để thực hiện các chiến lược, các giải pháp marketing phát triển công chúng thị trường, tìm kiếm công chúng mới.
- Xin ông giải thích thêm về hai thuật ngữ công chúng thị trường và công chúng mới?
Ông Wolfgang Renner: Không có cái gọi là công chúng một cách chung chung mà công chúng thị trường là những người mua báo (mua thông tin) trả tiền- là những người nuôi sống tờ báo. Còn công chúng mới là những người được `"tìm thấy" (kể cả những người chỉ nghe đến tên tờ báo nhưng chưa bao giờ đọc hoặc không bao giờ có ý định đọc) sau khi báo đã thực hiện các chiến lược, giải pháp marketing. Sau đó, để đối tượng này có thể trở thành công chúng thị trường thì bản báo phải kiên trì đưa ra nhiều cách thức chăm sóc tiếp theo.
- Vậy theo ông, điều kiện cơ bản nào để một ấn phẩm báo chí mới có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường?
Ông Wolfgang Renner: Phải xây dựng các chiến lược, các giải pháp phát triển ấn phẩm (dựa vào lý thuyết về quản lý). Đặc biệt là các giải pháp marketing. Chúng ta thừa hiểu rằng nếu không có các giải pháp, chiến lược marketing tốt để hấp dẫn công chúng thị trường, công chúng mới thì sản phẩm dù có hay đến mấy cũng sẽ gặp bế tắc; Phải có công cụ quản lý; Phải xác định phân khúc thị trường chính cho tờ báo; Phải xác định được đối tượng công chúng mục tiêu; Phải xác định được thời điểm hòa vốn; Phải tìm kiếm các đối tác sẵn sàng trả tiền quảng cáo cho báo.
- Công việc cụ thể của Người quản lý tờ báo trong nền kinh tế thị trường là gì?
Ông Wolfgang Renner: Trước hết, Người quản lý tờ báo phải có nghiệp vụ kinh tế, anh ta phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
Một là: Làm thế nào tờ báo có thể đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Hai là: Chủ thuyết của tờ báo là gì (phong cách tờ báo).
Ba là: Làm thế nào để đáp ứng được sự mong đợi của các công ty quảng cáo (thị trường dành cho quảng cáo).
Bốn là: Ngân sách dành cho chiến lược, giải pháp phát triển tờ báo để đạt tới điểm hòa vốn cần bao nhiêu và mất bao lâu.
Năm là: Đặc biệt, như tôi đã nói ở trên, Người quản lý phải biết dựa vào cảm giác của mình, của đồng nghiệp, của đối tác và khách hàng. Đồng thời, không loại trừ việc thăm dò cảm giác của các đối thủ canh tranh.
- Tổng biên tập có thể kiêm nhiệm giám đốc điều hành không?
Ông Wolfgang Renner: Làm báo trong nền kinh tế thị trường không cho phép Tổng biên tập kiêm nhiệm chức vụ và công việc của giám đốc điều hành.
Tổng biên tập: Chịu trách nhiệm đưa ra Chủ thuyết cho tờ báo; Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng nội dung, hình thức tờ báo; Đưa ra các chủ đề trong từng thời điểm phù hợp với ``nhiệt độ`` của dư luận xã hội; Nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết, dự đoán sự vận động các xu hướng báo chí; Quản lý các nhà báo.
Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh (các giải pháp, chiến lược phát triển công chúng thị trường, công chúng mới); Marketing, quảng cáo xây dựng hình ảnh tờ báo; Tìm kiếm đối tác quảng cáo; Xây dựng cơ sở vật chất; Tìm kiếm nguồn nhân lực (quản trị nhân lực) cho chiến lược phát triển tờ báo; Điều khiển các hoạt động tìm kiếm doanh thu; Phân chia lợi nhuận và phân chia quĩ; Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của tờ báo.
Cả hai ông trên cộng lại (Người quản lý) phải chú ý đến hướng đi của các đối thủ cạnh tranh, phải chịu trách nhiệm tổng thể về sự tồn tại và phát triển của tờ báo.
- Trong tương lai, nếu các tờ báo Việt Nam muốn hợp tác với Báo Wiener Zeitung, liệu ông có sẵn lòng giúp đỡ?
Ông Wolfgang Renner: Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các đối tác Việt Nam, điều kiện căn bản mà hai bên cần có là: Dự án đặc biệt (Ý tưởng sáng tạo, chủ đề hợp tác); Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng; Có ngân sách dành cho dự án.
- Năm 2012 , kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Áo-Việt, ông và báo Wiener Zeitung có kế hoạch hợp tác nào với Việt Nam?
Ông Wolfgang Renner: Về cơ bản chúng tôi đã có một số bàn thảo với phía Đại sứ quán Việt Nam tại Áo và một số bên liên quan, tuy nhiên kế hoạch rõ ràng sẽ được cung cấp sau./.
Nguyễn Thị Bích Yến/Vienna (Vietnam+)