Làm lợi cho người bệnh không chỉ dừng lại ở lời nói mà ở những việc làm thiết thực như tiết kiệm kinh phí điều trị, giữ mối liên hệ hài hòa giữa gia đình người bệnh và cán bộ trong khoa. Đó là những điều Khoa Hồi sức tích cực nội, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng đã làm được.
Vừa đón phóng viên, tiến sỹ-bác sỹ Trần Thanh Cảng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nội, Bệnh viện Việt Tiệp đã đưa đi một vòng quanh khoa, phòng đầu tiên là khu... vệ sinh. Khu vệ sinh của Khoa Hồi sức Tích cực nội gọn gàng, sạch sẽ, có dép giành riêng khi đi vào.
Làm được như vậy vì Khoa có phương châm, cố gắng giữ gìn không gian chung tại khoa như ở gia đình riêng. Cán bộ trong khoa gương mẫu thực hiện, sau đó nhắc nhở người bệnh cùng làm. Để gia đình người bệnh kết hợp tốt với Khoa, nội quy chung của Khoa được phát đi phát lại qua màn hình tivi đặt ở hành lang. Chiếc ti vi này là do một gia đình bệnh nhân tặng.
Đang giới thiệu về phòng điều trị theo yêu cầu, tiến sỹ Trần Thanh Cảng ngừng lại, nhặt lên một miếng nhựa nhỏ rơi xuống sàn nhà. Anh nói: “Đây có thể là chi tiết của một chiếc máy móc do các điều dưỡng vô tình làm rơi. Để rời rạc, đó chỉ là một miếng nhựa, nhưng khi cần dùng, nó có giá trị từ một đến vài trăm nghìn. Mất nó, ngân sách khoa lại phải bù vào. Vì thế, khoa phải tính toán hết sức chi li từ việc sử dụng điện, nước đến sử dụng trang thiết bị sao cho hợp lý mà hiệu quả tối ưu. Đơn giản như sử dụng 1 lọ thuốc 1 gam đã giúp bệnh nhân giảm được 300 nghìn so với dùng 2 lọ thuốc 0,5 gam cùng loại".
Trong dịp 27/2 năm nay, Khoa Hồi sức Tích cực nội và một đơn vị khác được Sở Y tế Hải Phòng tặng Bằng khen về thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử tại Bệnh viện.” Đây là sự ghi nhận của ngành với sự tận tuỵ, hết lòng vì người bệnh của hơn 40 cán bộ trong Khoa.
Để phục vụ tốt bệnh nhân, chỉ nhiệt tình thôi không đủ, khoa luôn đặt công tác chuyên môn làm trọng tâm. Cán bộ của khoa liên tục phải tự học, tự đào tạo lại. Tại khoa có 2 cuốn giáo trình về điều trị và chăm sóc bệnh nhân hồi sức tích cực với quy trình cụ thể, rõ ràng do Đại học Y Hà Nội phát hành.
Từ 3-6 tháng, bác sỹ, điều dưỡng của Khoa phải tham gia một buổi hỏi - đáp về các phần kiến thức đã lĩnh hội từ 2 cuốn sách áp dụng vào thực tế. Họ còn tham gia hội thảo trong nước, quốc tế để bổ sung kiến thức mới và thêm cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Để tránh cào bằng trong thi đua, khoa đưa ra các tiêu chuẩn mà từng vị trí phải đạt được. Nếu không làm được hoặc làm chưa tốt sẽ không được nhận tiền thưởng. Các kỹ thuật mới ứng dụng tại khoa gồm lọc máu liên tục tĩnh mạch, thay huyết tương, thở máy không xâm nhập, sử dụng các thuốc và kháng sinh hợp lý, hiệu quả, kiểm soát tốt đường máu, đo chiều cao của bệnh nhân và áp lực bóng chèn của ống nội khí quản, mở khí quản để thở máy chuẩn, đo áp lực ổ bụng, các biện pháp chống nhiễm khuẩn. Những kỹ thuật này đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nặng như bệnh nhân bị hẹp hai lá đồng thời lại mắc cúm A H1N1, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn...
Có một tập thể đồng lòng, hợp sức với phương châm là phục vụ người bệnh tốt nhất, hơn 40 bác sỹ, y tá, cán bộ nhân viên của Khoa hồi sức tích cực nội vẫn hàng ngày lặng lẽ làm việc để giành sự sống cho bệnh nhân./.
Vừa đón phóng viên, tiến sỹ-bác sỹ Trần Thanh Cảng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nội, Bệnh viện Việt Tiệp đã đưa đi một vòng quanh khoa, phòng đầu tiên là khu... vệ sinh. Khu vệ sinh của Khoa Hồi sức Tích cực nội gọn gàng, sạch sẽ, có dép giành riêng khi đi vào.
Làm được như vậy vì Khoa có phương châm, cố gắng giữ gìn không gian chung tại khoa như ở gia đình riêng. Cán bộ trong khoa gương mẫu thực hiện, sau đó nhắc nhở người bệnh cùng làm. Để gia đình người bệnh kết hợp tốt với Khoa, nội quy chung của Khoa được phát đi phát lại qua màn hình tivi đặt ở hành lang. Chiếc ti vi này là do một gia đình bệnh nhân tặng.
Đang giới thiệu về phòng điều trị theo yêu cầu, tiến sỹ Trần Thanh Cảng ngừng lại, nhặt lên một miếng nhựa nhỏ rơi xuống sàn nhà. Anh nói: “Đây có thể là chi tiết của một chiếc máy móc do các điều dưỡng vô tình làm rơi. Để rời rạc, đó chỉ là một miếng nhựa, nhưng khi cần dùng, nó có giá trị từ một đến vài trăm nghìn. Mất nó, ngân sách khoa lại phải bù vào. Vì thế, khoa phải tính toán hết sức chi li từ việc sử dụng điện, nước đến sử dụng trang thiết bị sao cho hợp lý mà hiệu quả tối ưu. Đơn giản như sử dụng 1 lọ thuốc 1 gam đã giúp bệnh nhân giảm được 300 nghìn so với dùng 2 lọ thuốc 0,5 gam cùng loại".
Trong dịp 27/2 năm nay, Khoa Hồi sức Tích cực nội và một đơn vị khác được Sở Y tế Hải Phòng tặng Bằng khen về thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử tại Bệnh viện.” Đây là sự ghi nhận của ngành với sự tận tuỵ, hết lòng vì người bệnh của hơn 40 cán bộ trong Khoa.
Để phục vụ tốt bệnh nhân, chỉ nhiệt tình thôi không đủ, khoa luôn đặt công tác chuyên môn làm trọng tâm. Cán bộ của khoa liên tục phải tự học, tự đào tạo lại. Tại khoa có 2 cuốn giáo trình về điều trị và chăm sóc bệnh nhân hồi sức tích cực với quy trình cụ thể, rõ ràng do Đại học Y Hà Nội phát hành.
Từ 3-6 tháng, bác sỹ, điều dưỡng của Khoa phải tham gia một buổi hỏi - đáp về các phần kiến thức đã lĩnh hội từ 2 cuốn sách áp dụng vào thực tế. Họ còn tham gia hội thảo trong nước, quốc tế để bổ sung kiến thức mới và thêm cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Để tránh cào bằng trong thi đua, khoa đưa ra các tiêu chuẩn mà từng vị trí phải đạt được. Nếu không làm được hoặc làm chưa tốt sẽ không được nhận tiền thưởng. Các kỹ thuật mới ứng dụng tại khoa gồm lọc máu liên tục tĩnh mạch, thay huyết tương, thở máy không xâm nhập, sử dụng các thuốc và kháng sinh hợp lý, hiệu quả, kiểm soát tốt đường máu, đo chiều cao của bệnh nhân và áp lực bóng chèn của ống nội khí quản, mở khí quản để thở máy chuẩn, đo áp lực ổ bụng, các biện pháp chống nhiễm khuẩn. Những kỹ thuật này đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nặng như bệnh nhân bị hẹp hai lá đồng thời lại mắc cúm A H1N1, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn...
Có một tập thể đồng lòng, hợp sức với phương châm là phục vụ người bệnh tốt nhất, hơn 40 bác sỹ, y tá, cán bộ nhân viên của Khoa hồi sức tích cực nội vẫn hàng ngày lặng lẽ làm việc để giành sự sống cho bệnh nhân./.
Minh Thu (TTXVN)