“Ở bất cứ quốc gia nào, khi đội nhà thất bại thì huấn luyện viên luôn là người phải chịu trách nhiệm.” Câu nói đó của ông phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung đã được rất nhiều tờ báo Đức trích lại khi đưa tin huấn luyện viên Falko Goetz bị ban chấp hành VFF nhất trí chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Phát biểu của ông Trung là vô cùng hợp lý, bởi đến ngay cả Jose Mourinho cũng từng bị ông chủ Roman Abramovich sa thải cách đây vài năm khi Chelsea thi đấu đáng thất vọng. Trong 10 vụ sa thải huấn luyện viên ở các giải vô địch hàng đầu châu Âu thì sẽ có đến 9 ông chủ tịch có những phát biểu tương tự như của ông Trung. Nói tóm lại, câu nói đó là một công thức kinh điển dùng cho trường hợp thay tướng, như kiểu một số tờ báo lá cải Việt Nam cứ đến Giáng sinh là phải giật tít “Cháy phòng nhà nghỉ đêm Noel.”
Tuy nhiên, trong 100 vụ các ông chủ câu lạc bộ quyết định chia tay với huấn luyện viên thì chắc chỉ có một vài trường hợp hãn hữu chọn cách làm như của VFF. Nghĩa là vừa cách đây ít lâu còn ra sức bảo vệ huấn luyện viên. Nhưng liền sau đó là thẳng tay sổ toẹt những gì mình đã tuyên bố công khai trước báo giới, đồng thời ra quyết định trong thời điểm người bị sa thải đang về nước nghỉ Giáng sinh! Không hiểu ở Đức giờ này thì ông Goetz đang nghe bản “Silent Night” (bài gốc tiếng Đức có tựa đề "Stille Nacht, heilige Nacht") hay “Bài thánh ca buồn” của Nguyễn Vũ.
[Báo chí Đức bị sốc trước tin Falko Goetz bị sa thải]
Độc đáo hơn nữa, VFF cũng chưa quyết định sa thải Falko Goetz ngay mà thực hiện “đường chuyền như đặt” cho Hội đồng huấn luyện viên quốc gia, mà cụ thể là “LĐBĐ Việt Nam sẽ chuyển khuyến nghị của BCH sang Hội đồng HLVQG xin ý kiến để đưa ra quyết định có sa thải HLV Falko Goetz không.” Hẳn khi đưa ra quyết định ấy, VFF sẽ nghĩ rằng “khuyến nghị” này sẽ nhận được sự tán đồng 100% (như khi ban chấp hành VFF biểu quyết việc giữ ông Tuấn, sa thải ông Goetz), bởi ngay sau SEA Games thì hàng loạt thành viên Hội đồng HLVQG đã lên tiếng kêu gọi sa thải ông Goetz.
Thế nhưng, điều bất ngờ là đã có 3/5 thành viên Hội đồng HLVQG là các ông Lê Thế Thọ, Mai Đức Chung, Dương Ngọc Hùng công khai tuyên bố không ủng hộ kiểu đùn đẩy trách nhiệm của VFF. Bởi theo lời họ thì Hội đồng chỉ được tham dự cuộc họp gút danh sách từ 20 ứng viên xuống còn 3 ứng cử viên, còn việc chọn ông Goetz, hay họp mổ xẻ trách nhiệm của ông sau SEA Games thế nào, họ đều không được tham dự. Người duy nhất có mặt trong cuộc họp mổ xẻ là ông chủ tịch Hội đồng Nguyễn Sĩ Hiển thì lại chưa hề có ý kiến gì.
Vậy là kịch bản tưởng như hoàn hảo của VFF, mà như bình luận của nhiều người là nhằm cứu ông Tuấn “Tổng” (Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn) trước sức ép từ chức đồng thời né trách nhiệm, xem ra lại có quá nhiều điểm sơ hở, cho dù cuộc biểu quyết nào của BCH cũng đều cho kết quả 100%!
Một điểm sơ hở nữa mà VFF không lường tới sẽ là phản ứng từ phía ông Falko Goetz. Cụ thể, để tránh xảy ra một vụ “Letard 2.0,” VFF đã cài trong hợp đồng với ông Goetz một điều khoản cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên này mà chỉ phải đền bù 3 tháng lương, tương đương 66.000 USD. Với VFF, đây không phải là một khoản tiền lớn, bởi đến hội cổ động viên cũng còn có thể góp được số tiền này như tuyên bố trước đây của ông Trần Song Hải, thuộc hội cổ động viên thành phố Hồ Chí Minh.
[Falko Goetz và cuộc phiêu lưu ngắn ngủi tại Việt Nam]
Tuy vậy, trong email gửi cho báo chí Việt Nam, ông Goetz cho biết không có điều khoản nào trong hợp đồng quy định ông phải đưa được U23 Việt Nam giành HCV SEA Games mới là hoàn thành nhiệm vụ. Thế nên, trên trang cá nhân của mình (www.falkogoetz.de) huấn luyện viên người Đức đã nhanh nhảu viết: “Chỉ trong vòng 6 tháng, tôi đã đưa đội tuyển Việt Nam nhảy 35 bậc lên vị trí cao nhất trong lịch sử, vào top 100 thế giới.”
Nếu thế thì VFF đáng ra phải dựng tượng ông Goetz thay vì sa thải, bởi đúng là trên bề nổi, người ta sẽ chỉ nhắc đến chiến thắng của U23 Việt Nam Qatar ở vòng loại World Cup 2014, hay trận thua sát nút Nhật Bản trong trận giao hữu ở Kobe. Bởi báo chí Đức đâu có quan tâm đến SEA Games là gì, khi ngay chính chúng ta còn gọi đó là giải đấu “ao làng”?
Do đó, khi nghe câu “ở bất cứ quốc gia nào, khi đội nhà thất bại thì huấn luyện viên luôn là người phải chịu trách nhiệm” của ông Trung, sẽ có người vặn lại rằng: ở bất cứ quốc gia nào, khi đội nhà thất bại thì lãnh đạo liên đoàn bóng đá luôn là người phải chịu trách nhiệm, chỉ có ở VFF là không, vì lỗi được đẩy cho Falko Goetz mất rồi!./.
Phát biểu của ông Trung là vô cùng hợp lý, bởi đến ngay cả Jose Mourinho cũng từng bị ông chủ Roman Abramovich sa thải cách đây vài năm khi Chelsea thi đấu đáng thất vọng. Trong 10 vụ sa thải huấn luyện viên ở các giải vô địch hàng đầu châu Âu thì sẽ có đến 9 ông chủ tịch có những phát biểu tương tự như của ông Trung. Nói tóm lại, câu nói đó là một công thức kinh điển dùng cho trường hợp thay tướng, như kiểu một số tờ báo lá cải Việt Nam cứ đến Giáng sinh là phải giật tít “Cháy phòng nhà nghỉ đêm Noel.”
Tuy nhiên, trong 100 vụ các ông chủ câu lạc bộ quyết định chia tay với huấn luyện viên thì chắc chỉ có một vài trường hợp hãn hữu chọn cách làm như của VFF. Nghĩa là vừa cách đây ít lâu còn ra sức bảo vệ huấn luyện viên. Nhưng liền sau đó là thẳng tay sổ toẹt những gì mình đã tuyên bố công khai trước báo giới, đồng thời ra quyết định trong thời điểm người bị sa thải đang về nước nghỉ Giáng sinh! Không hiểu ở Đức giờ này thì ông Goetz đang nghe bản “Silent Night” (bài gốc tiếng Đức có tựa đề "Stille Nacht, heilige Nacht") hay “Bài thánh ca buồn” của Nguyễn Vũ.
[Báo chí Đức bị sốc trước tin Falko Goetz bị sa thải]
Độc đáo hơn nữa, VFF cũng chưa quyết định sa thải Falko Goetz ngay mà thực hiện “đường chuyền như đặt” cho Hội đồng huấn luyện viên quốc gia, mà cụ thể là “LĐBĐ Việt Nam sẽ chuyển khuyến nghị của BCH sang Hội đồng HLVQG xin ý kiến để đưa ra quyết định có sa thải HLV Falko Goetz không.” Hẳn khi đưa ra quyết định ấy, VFF sẽ nghĩ rằng “khuyến nghị” này sẽ nhận được sự tán đồng 100% (như khi ban chấp hành VFF biểu quyết việc giữ ông Tuấn, sa thải ông Goetz), bởi ngay sau SEA Games thì hàng loạt thành viên Hội đồng HLVQG đã lên tiếng kêu gọi sa thải ông Goetz.
Thế nhưng, điều bất ngờ là đã có 3/5 thành viên Hội đồng HLVQG là các ông Lê Thế Thọ, Mai Đức Chung, Dương Ngọc Hùng công khai tuyên bố không ủng hộ kiểu đùn đẩy trách nhiệm của VFF. Bởi theo lời họ thì Hội đồng chỉ được tham dự cuộc họp gút danh sách từ 20 ứng viên xuống còn 3 ứng cử viên, còn việc chọn ông Goetz, hay họp mổ xẻ trách nhiệm của ông sau SEA Games thế nào, họ đều không được tham dự. Người duy nhất có mặt trong cuộc họp mổ xẻ là ông chủ tịch Hội đồng Nguyễn Sĩ Hiển thì lại chưa hề có ý kiến gì.
Vậy là kịch bản tưởng như hoàn hảo của VFF, mà như bình luận của nhiều người là nhằm cứu ông Tuấn “Tổng” (Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn) trước sức ép từ chức đồng thời né trách nhiệm, xem ra lại có quá nhiều điểm sơ hở, cho dù cuộc biểu quyết nào của BCH cũng đều cho kết quả 100%!
Một điểm sơ hở nữa mà VFF không lường tới sẽ là phản ứng từ phía ông Falko Goetz. Cụ thể, để tránh xảy ra một vụ “Letard 2.0,” VFF đã cài trong hợp đồng với ông Goetz một điều khoản cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên này mà chỉ phải đền bù 3 tháng lương, tương đương 66.000 USD. Với VFF, đây không phải là một khoản tiền lớn, bởi đến hội cổ động viên cũng còn có thể góp được số tiền này như tuyên bố trước đây của ông Trần Song Hải, thuộc hội cổ động viên thành phố Hồ Chí Minh.
[Falko Goetz và cuộc phiêu lưu ngắn ngủi tại Việt Nam]
Tuy vậy, trong email gửi cho báo chí Việt Nam, ông Goetz cho biết không có điều khoản nào trong hợp đồng quy định ông phải đưa được U23 Việt Nam giành HCV SEA Games mới là hoàn thành nhiệm vụ. Thế nên, trên trang cá nhân của mình (www.falkogoetz.de) huấn luyện viên người Đức đã nhanh nhảu viết: “Chỉ trong vòng 6 tháng, tôi đã đưa đội tuyển Việt Nam nhảy 35 bậc lên vị trí cao nhất trong lịch sử, vào top 100 thế giới.”
Nếu thế thì VFF đáng ra phải dựng tượng ông Goetz thay vì sa thải, bởi đúng là trên bề nổi, người ta sẽ chỉ nhắc đến chiến thắng của U23 Việt Nam Qatar ở vòng loại World Cup 2014, hay trận thua sát nút Nhật Bản trong trận giao hữu ở Kobe. Bởi báo chí Đức đâu có quan tâm đến SEA Games là gì, khi ngay chính chúng ta còn gọi đó là giải đấu “ao làng”?
Do đó, khi nghe câu “ở bất cứ quốc gia nào, khi đội nhà thất bại thì huấn luyện viên luôn là người phải chịu trách nhiệm” của ông Trung, sẽ có người vặn lại rằng: ở bất cứ quốc gia nào, khi đội nhà thất bại thì lãnh đạo liên đoàn bóng đá luôn là người phải chịu trách nhiệm, chỉ có ở VFF là không, vì lỗi được đẩy cho Falko Goetz mất rồi!./.
Hoài Sa (Vietnam+)