Giữa một con bồ nông ngập trong dầu tràn tại vịnh Mexico với một cô người mẫu khỏa thân giữa rừng, liệu hình ảnh nào có tác dụng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn?
Câu trả lời hẳn ai cũng đã rõ. Nhưng có một câu hỏi kèm theo là nếu cả hai hình ảnh đó đều được đăng báo thì hình ảnh nào sẽ thu hút nhiều độc giả hơn?
Câu trả lời chắc ai cũng biết. Chính vì thế, nếu có hàng vạn con bồ nông trở thành nạn nhân của thảm họa sinh thái thì số tờ báo đăng cái tin ấy có thể chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Còn nếu một ngày đẹp trời nào đó, một cô người mẫu trút bỏ xiêm y giữa rừng vì mục đích “bảo vệ môi trường” thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều tờ báo lao vào săm soi, khai thác ở đủ mọi khía cạnh, mà mục đích chính là “quảng bá” những tấm hình ấy đến với càng nhiều người càng tốt.
Nếu không tin, bạn cứ thử gõ từ khóa “khỏa thân để bảo vệ môi trường,” Google sẽ cho ra hơn 2 triệu kết quả chỉ sau 0,17 giây!
Khoan hãy nói chuyện khỏa thân giữa rừng của cô người mẫu kia xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp thực sự, hay chỉ để đánh bóng tên tuổi. Điều đáng nói ở đây là tấm thân ngọc ngà của cô vô tình đã trở thành miếng mồi ngon để các tờ báo thiếu kỹ năng làm báo thực thụ (nhưng lại thừa khả năng câu khách rẻ tiền) lợi dụng hòng câu kéo người đọc, vốn chỉ muốn giết thời gian bằng những thông tin vô bổ.
Thế mới có chuyện không ít người đọc đã giật mình thon thót khi lướt qua dòng tít “Nữ sinh Hải Phòng lên đỉnh Olympia.” Bởi từ khóa “lên đỉnh” lâu nay đã trở nên nhạy cảm và trở thành một trong những bí quyết để tăng lượng truy cập của một số tờ báo điện tử.
Trong thời buổi mà báo in đang dần suy thoái thì sự phát triển của loại hình báo điện tử là một điều tất yếu. Tuy nhiên, đi kèm sự phát triển đó là những cách thức giành giật độc giả bằng cách đánh vào những nhu cầu thấp kém của một bộ phận người đọc, mà điều đáng sợ là đang dần trở thành số đông.
Nghĩa là, khi những dòng tít giật gân như trên đàng hoàng xuất hiện hàng ngày trên các tờ báo thì đó không còn là sự cẩu thả của người viết, sự dễ dãi của người biên tập nữa, mà nó đã trở thành chủ trương của những tờ báo đó (nhiều người tạm gọi là những tờ báo “trồng cải”).
Để đạt được mục đích, những tờ báo “trồng cải” cũng chẳng ngần ngại chà đạp lên cả những giá trị đạo đức cơ bản, chẳng hạn như sẵn sàng đăng tải những tấm ảnh nhạy cảm của những cô bé ở tuổi vị thành niên, kèm theo những lời bình phẩm rẻ tiền.
Kiểu làm báo như thế cũng đẻ ra một loại hình “tác nghiệp” có một không hai là rình rập các trang blog, trang Facebook của những nhân vật trong làng giải trí hòng moi móc những chuyện tầm phào và "bơm" lên thành những vấn đề to tát. Hoặc một kiểu khác là chụp lấy một câu nói nhỡ mồm của những người nổi tiếng, rồi tự cho mình cái quyền phán xét từ tư cách, sự nghiệp đến cả con người của họ.
Những lúc ấy, cánh báo chí “trồng cải” chẳng khác nào một bầy “kền kền,” một giống loài chỉ chuyên rình rập xâu xé những xác chết.
Thế nên, chỉ thương cho những chú bồ nông ngập trong dầu không được ai đếm xỉa đến bởi người ta đang mải tập trung vào sự ồn ào mà những đồng loại có họ hàng gần gũi với chúng là lũ kền kền tạo ra.
Và xét theo một khía cạnh nào đó thì những độc giả chân chính cũng có đâu khác gì những chú bồ nông ấy?
Câu trả lời hẳn ai cũng đã rõ. Nhưng có một câu hỏi kèm theo là nếu cả hai hình ảnh đó đều được đăng báo thì hình ảnh nào sẽ thu hút nhiều độc giả hơn?
Câu trả lời chắc ai cũng biết. Chính vì thế, nếu có hàng vạn con bồ nông trở thành nạn nhân của thảm họa sinh thái thì số tờ báo đăng cái tin ấy có thể chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Còn nếu một ngày đẹp trời nào đó, một cô người mẫu trút bỏ xiêm y giữa rừng vì mục đích “bảo vệ môi trường” thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều tờ báo lao vào săm soi, khai thác ở đủ mọi khía cạnh, mà mục đích chính là “quảng bá” những tấm hình ấy đến với càng nhiều người càng tốt.
Nếu không tin, bạn cứ thử gõ từ khóa “khỏa thân để bảo vệ môi trường,” Google sẽ cho ra hơn 2 triệu kết quả chỉ sau 0,17 giây!
Khoan hãy nói chuyện khỏa thân giữa rừng của cô người mẫu kia xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp thực sự, hay chỉ để đánh bóng tên tuổi. Điều đáng nói ở đây là tấm thân ngọc ngà của cô vô tình đã trở thành miếng mồi ngon để các tờ báo thiếu kỹ năng làm báo thực thụ (nhưng lại thừa khả năng câu khách rẻ tiền) lợi dụng hòng câu kéo người đọc, vốn chỉ muốn giết thời gian bằng những thông tin vô bổ.
Thế mới có chuyện không ít người đọc đã giật mình thon thót khi lướt qua dòng tít “Nữ sinh Hải Phòng lên đỉnh Olympia.” Bởi từ khóa “lên đỉnh” lâu nay đã trở nên nhạy cảm và trở thành một trong những bí quyết để tăng lượng truy cập của một số tờ báo điện tử.
Trong thời buổi mà báo in đang dần suy thoái thì sự phát triển của loại hình báo điện tử là một điều tất yếu. Tuy nhiên, đi kèm sự phát triển đó là những cách thức giành giật độc giả bằng cách đánh vào những nhu cầu thấp kém của một bộ phận người đọc, mà điều đáng sợ là đang dần trở thành số đông.
Nghĩa là, khi những dòng tít giật gân như trên đàng hoàng xuất hiện hàng ngày trên các tờ báo thì đó không còn là sự cẩu thả của người viết, sự dễ dãi của người biên tập nữa, mà nó đã trở thành chủ trương của những tờ báo đó (nhiều người tạm gọi là những tờ báo “trồng cải”).
Để đạt được mục đích, những tờ báo “trồng cải” cũng chẳng ngần ngại chà đạp lên cả những giá trị đạo đức cơ bản, chẳng hạn như sẵn sàng đăng tải những tấm ảnh nhạy cảm của những cô bé ở tuổi vị thành niên, kèm theo những lời bình phẩm rẻ tiền.
Kiểu làm báo như thế cũng đẻ ra một loại hình “tác nghiệp” có một không hai là rình rập các trang blog, trang Facebook của những nhân vật trong làng giải trí hòng moi móc những chuyện tầm phào và "bơm" lên thành những vấn đề to tát. Hoặc một kiểu khác là chụp lấy một câu nói nhỡ mồm của những người nổi tiếng, rồi tự cho mình cái quyền phán xét từ tư cách, sự nghiệp đến cả con người của họ.
Những lúc ấy, cánh báo chí “trồng cải” chẳng khác nào một bầy “kền kền,” một giống loài chỉ chuyên rình rập xâu xé những xác chết.
Thế nên, chỉ thương cho những chú bồ nông ngập trong dầu không được ai đếm xỉa đến bởi người ta đang mải tập trung vào sự ồn ào mà những đồng loại có họ hàng gần gũi với chúng là lũ kền kền tạo ra.
Và xét theo một khía cạnh nào đó thì những độc giả chân chính cũng có đâu khác gì những chú bồ nông ấy?
(Vietnam+)