Trong hai ngày 19 và 20/11, tại tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Công binh, Báo Quân đội Nhân dân, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tọa đàm “Chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn”.
Chiến tranh đã qua đi 34 năm nhưng hậu quả do bom, mìn, vật liệu nổ sót lại vẫn thường xuyên gây tai nạn cho nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất và học tập.
Qua khảo sát ở 6 tỉnh miền Trung là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi, đã có 22.760 nạn nhân do bom mìn gây ra, trong đó 10.529 người chết và 12.231 người bị thương.
Trong những năm qua, Trung tâm công nghệ xử lý bom, mìn (Bộ Tư lệnh Công binh) đã tích cực triển khai hoạt động rà phá bom, mìn; tăng cường tuyên truyền về hậu quả bom, mìn sót lại sau chiến tranh, giáo dục và hướng dẫn các tầng lớp nhân dân cách phòng tránh…Nhưng do lực lượng rà phá bom mìn còn mỏng, trang bị phương tiện kỹ thuật còn hạn chế; hơn nữa, mức độ ô nhiễm bom mìn quá cao nên tai nạn do bom mìn vẫn thường xuyên xảy ra trên diện rộng. Do đời sống khó khăn, không nghề nghiệp, người dân ở những vùng ô nhiễm bom mìn nặng, có người bị thương tích vẫn tham gia dò tìm, thu gom phế liệu để có nguồn thu nhập, giải quyết bữa ăn hàng ngày.
Với chủ đề: “Chung tay, góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh”, tại cuộc tọa đàm, các đại biểu đã đánh giá thực trạng ô nhiễm và hậu quả bom, mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam và đi sâu thảo luận với các chuyên đề: Thực trạng hậu quả bom mìn, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn, ý kiến đóng góp của nạn nhân bị tai nạn của bom, mìn cùng tham gia thảo luận… được các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện này, các đại biểu đã được tham quan Trung tâm giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn tại thành phố Đông Hà, thăm làng tái định cư Cồn Trung, huyện Cam Lộ và tặng quà các gia đình nạn nhân bom mìn tại huyện Hải Lăng và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
Thông qua tọa đàm, thực trạng hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã được các cơ quan quân sự, các tổ chức đánh giá cụ thể hơn, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục.
Các cơ quan truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng có chiến lược lâu dài kết hợp tuyên truyền về hậu quả bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam, nêu rõ những ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội; chỉ ra nhu cầu bức thiết về giải quyết ô nhiễm bom mìn và hỗ trợ nạn nhân bom mìn hiện nay; góp tiếng nói kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ giúp Việt Nam khắc phục hậu quả ô nhiễm bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương trong việc rà phá bom mìn; tuyên truyền, giáo dục phòng tránh bom mìn cho nhân dân.
Các cơ quan tổ chức tọa đàm mong muốn nhận được sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, rà phá bom mìn và giúp đỡ nạn nhân do bom mìn đạt hiệu quả thiết thực hơn./.
Chiến tranh đã qua đi 34 năm nhưng hậu quả do bom, mìn, vật liệu nổ sót lại vẫn thường xuyên gây tai nạn cho nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất và học tập.
Qua khảo sát ở 6 tỉnh miền Trung là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi, đã có 22.760 nạn nhân do bom mìn gây ra, trong đó 10.529 người chết và 12.231 người bị thương.
Trong những năm qua, Trung tâm công nghệ xử lý bom, mìn (Bộ Tư lệnh Công binh) đã tích cực triển khai hoạt động rà phá bom, mìn; tăng cường tuyên truyền về hậu quả bom, mìn sót lại sau chiến tranh, giáo dục và hướng dẫn các tầng lớp nhân dân cách phòng tránh…Nhưng do lực lượng rà phá bom mìn còn mỏng, trang bị phương tiện kỹ thuật còn hạn chế; hơn nữa, mức độ ô nhiễm bom mìn quá cao nên tai nạn do bom mìn vẫn thường xuyên xảy ra trên diện rộng. Do đời sống khó khăn, không nghề nghiệp, người dân ở những vùng ô nhiễm bom mìn nặng, có người bị thương tích vẫn tham gia dò tìm, thu gom phế liệu để có nguồn thu nhập, giải quyết bữa ăn hàng ngày.
Với chủ đề: “Chung tay, góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh”, tại cuộc tọa đàm, các đại biểu đã đánh giá thực trạng ô nhiễm và hậu quả bom, mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam và đi sâu thảo luận với các chuyên đề: Thực trạng hậu quả bom mìn, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn, ý kiến đóng góp của nạn nhân bị tai nạn của bom, mìn cùng tham gia thảo luận… được các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện này, các đại biểu đã được tham quan Trung tâm giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn tại thành phố Đông Hà, thăm làng tái định cư Cồn Trung, huyện Cam Lộ và tặng quà các gia đình nạn nhân bom mìn tại huyện Hải Lăng và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
Thông qua tọa đàm, thực trạng hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã được các cơ quan quân sự, các tổ chức đánh giá cụ thể hơn, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục.
Các cơ quan truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng có chiến lược lâu dài kết hợp tuyên truyền về hậu quả bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam, nêu rõ những ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội; chỉ ra nhu cầu bức thiết về giải quyết ô nhiễm bom mìn và hỗ trợ nạn nhân bom mìn hiện nay; góp tiếng nói kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ giúp Việt Nam khắc phục hậu quả ô nhiễm bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương trong việc rà phá bom mìn; tuyên truyền, giáo dục phòng tránh bom mìn cho nhân dân.
Các cơ quan tổ chức tọa đàm mong muốn nhận được sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, rà phá bom mìn và giúp đỡ nạn nhân do bom mìn đạt hiệu quả thiết thực hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)