Sáng 13/10, nhận được tác động tích cực từ chứng khoán Mỹ và châu Âu đêm trước, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương hầu hết đều tăng điểm.
Tại Nhật Bản, tâm lý lạc quan của giới đầu tư về kế hoạch tái cấp vốn cho các ngân hàng khu vực đồng euro (Eurozone) đã đẩy chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa tăng 93,91 điểm lên 8.832,81 điểm.
Tuy nhiên, nhà phân tích Yutaka Miura, thuộc công ty Mizuho Securities, lưu ý rằng các thị trường đang ngày càng phụ thuộc vào những diễn biến mới tại châu Âu, vì vậy trong thời gian tới sự lên xuống của thị trường ít nhiều sẽ phụ thuộc vào thông tin mới từ "lục địa già."
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng 272,19 điểm (1,48%) lên 18.601,65 điểm. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney mở cửa tăng 41,4 điểm (0,98%) lên 4.245,7 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall ghi dấu phiên tăng mạnh, trong bối cảnh các nhà đầu tư có thêm hy vọng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 102,55 điểm (0,9%) lên 11.518,85 điểm; còn chỉ số S&P 500 ghi thêm 11,71 điểm (0,98%) và đóng phiên ở mức 1.207,25 điểm.
Một ngày sau khi Quốc hội Slovakia bác bỏ kế hoạch mở rộng quy mô Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF), một công cụ quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng tại Eurozone, quốc gia này đã quyết định sẽ bỏ phiếu lần hai về việc có thông qua hay không chương trình mở rộng Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu, vốn đã được 16/17 nước thành viên Eurozone thông qua.
Nhà phân tích Sameer Samana thuộc Wells Fargo Advisors nhận định tâm lý hăng hái của giới giao dịch sau khi nhận được thông tin tích cực này đã giúp đẩy chứng khoán Mỹ đi lên.
Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản cuộc họp tháng trong tháng Chín, trong đó cho biết một số quan chức muốn thực hiện kế hoạch nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) để vực dậy kinh tế, cũng giúp các chỉ số chứng khoán tăng mạnh.
Theo Harm Bandholz, nhà kinh tế thuộc hãng UniCredit Research, QE3 có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm trong ngắn hạn, đồng thời trợ giúp lòng tin cho các thị trường tài chính.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, sắc xanh cũng bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu, với chỉ số CAC của thị trường chứng khoán Paris (Pháp) tăng 2,42% lên 3.229,76 điểm; còn chỉ số FTSE-100 của thị trường chứng khoán London (Anh) tăng 0,85% lên 5.441,8 điểm./.
Tại Nhật Bản, tâm lý lạc quan của giới đầu tư về kế hoạch tái cấp vốn cho các ngân hàng khu vực đồng euro (Eurozone) đã đẩy chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa tăng 93,91 điểm lên 8.832,81 điểm.
Tuy nhiên, nhà phân tích Yutaka Miura, thuộc công ty Mizuho Securities, lưu ý rằng các thị trường đang ngày càng phụ thuộc vào những diễn biến mới tại châu Âu, vì vậy trong thời gian tới sự lên xuống của thị trường ít nhiều sẽ phụ thuộc vào thông tin mới từ "lục địa già."
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng 272,19 điểm (1,48%) lên 18.601,65 điểm. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney mở cửa tăng 41,4 điểm (0,98%) lên 4.245,7 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall ghi dấu phiên tăng mạnh, trong bối cảnh các nhà đầu tư có thêm hy vọng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 102,55 điểm (0,9%) lên 11.518,85 điểm; còn chỉ số S&P 500 ghi thêm 11,71 điểm (0,98%) và đóng phiên ở mức 1.207,25 điểm.
Một ngày sau khi Quốc hội Slovakia bác bỏ kế hoạch mở rộng quy mô Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF), một công cụ quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng tại Eurozone, quốc gia này đã quyết định sẽ bỏ phiếu lần hai về việc có thông qua hay không chương trình mở rộng Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu, vốn đã được 16/17 nước thành viên Eurozone thông qua.
Nhà phân tích Sameer Samana thuộc Wells Fargo Advisors nhận định tâm lý hăng hái của giới giao dịch sau khi nhận được thông tin tích cực này đã giúp đẩy chứng khoán Mỹ đi lên.
Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản cuộc họp tháng trong tháng Chín, trong đó cho biết một số quan chức muốn thực hiện kế hoạch nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) để vực dậy kinh tế, cũng giúp các chỉ số chứng khoán tăng mạnh.
Theo Harm Bandholz, nhà kinh tế thuộc hãng UniCredit Research, QE3 có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm trong ngắn hạn, đồng thời trợ giúp lòng tin cho các thị trường tài chính.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, sắc xanh cũng bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu, với chỉ số CAC của thị trường chứng khoán Paris (Pháp) tăng 2,42% lên 3.229,76 điểm; còn chỉ số FTSE-100 của thị trường chứng khoán London (Anh) tăng 0,85% lên 5.441,8 điểm./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)