Trái với diễn biến sôi động của phiên giao dịch cuối tuần trước, ngày giao dịch đầu tuần này (13/5) của Phố Wall diễn ra khá ảm đạm, giữa bối cảnh Trung Quốc vừa xuất hiện thêm một vài số liệu kinh tế đáng thất vọng, trong khi các chỉ số chính chỉ tìm thấy chút ít động lực đi lên từ báo cáo mới nhất về doanh số bán lẻ của Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 26,81 điểm, tương đương 0,18%, xuống 15.091,68 điểm.
Chỉ số S&P 500 lại biến động không đáng kể khi chỉ "nhích" 0,07 điểm, lên 1.633,77 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng nhẹ 2,21 điểm (0,06%), đóng cửa ở mức 3.438,79 điểm.
Diễn biến lình xình của thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra ngay khi giới đầu tư đón nhận thông tin từ Văn phòng Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng trưởng 9,3% trong tháng 4/2013, cao hơn so với mức tăng trưởng tương ứng 8,9% của tháng 3, song vẫn thấp hơn mức dự báo 9,5% của giới phân tích.
Số liệu đáng thất vọng này đã khiến nhiều người nản chí, đồng thời "phớt lờ" báo cáo mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,1% trong tháng 4/2013, vượt ngoài dự kiến là suy giảm 0,3% của các chuyen gia.
Trong khi hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đồng loạt ghi nhận các mức tăng khiêm tốn, thì riêng chỉ số Dow Jones lại quay đầu giảm điểm, chủ yếu là do sức ép từ sự mất giá của cổ phiếu của tập đoàn sản xuất nhôm Alcoa và hãng Intel.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều khép phiên với "sắc xanh", bất chấp những mối lo ngại mới về tình hình khó khăn của ngành ngân hàng tại khu vực này lại bắt đầu dấy lên.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%, lên 6.631,76 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,22%, lên 3.945,20 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại không biến động so với phiên trước đó và vẫn đóng cửa với mức cao kỷ lục 8.279,29 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 14/5 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các thị trường chứng khoán lại không đồng nhất. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 40,35 điểm (0,27%), lên 14.822,56 điểm.
Sự đi lên của sàn giao dịch chứng khoán Tokyo bắt nguồn từ tâm lý lạc quan của giới đầu tư vào khả năng đồng yen sẽ tiếp tục suy yếu, qua đó hỗ trợ tích cực cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động theo hai hướng ngược nhau.
Trong khi chỉ số Hang Seng tăng 110,24 điểm (0,48%), lên 23.100,05 điểm, nhờ số liệu tích cực về doanh số bán lẻ của Mỹ, báo hiệu về triển vọng tăng trưởng sáng sủa của nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì chỉ số Shanghai Composite lại hạ 3,22 điểm (0,14%), xuống 2.238,70 điểm, do những lo ngại về nguy cơ phục hồi yếu ớt của kinh tế Trung Quốc./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 26,81 điểm, tương đương 0,18%, xuống 15.091,68 điểm.
Chỉ số S&P 500 lại biến động không đáng kể khi chỉ "nhích" 0,07 điểm, lên 1.633,77 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng nhẹ 2,21 điểm (0,06%), đóng cửa ở mức 3.438,79 điểm.
Diễn biến lình xình của thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra ngay khi giới đầu tư đón nhận thông tin từ Văn phòng Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng trưởng 9,3% trong tháng 4/2013, cao hơn so với mức tăng trưởng tương ứng 8,9% của tháng 3, song vẫn thấp hơn mức dự báo 9,5% của giới phân tích.
Số liệu đáng thất vọng này đã khiến nhiều người nản chí, đồng thời "phớt lờ" báo cáo mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,1% trong tháng 4/2013, vượt ngoài dự kiến là suy giảm 0,3% của các chuyen gia.
Trong khi hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đồng loạt ghi nhận các mức tăng khiêm tốn, thì riêng chỉ số Dow Jones lại quay đầu giảm điểm, chủ yếu là do sức ép từ sự mất giá của cổ phiếu của tập đoàn sản xuất nhôm Alcoa và hãng Intel.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều khép phiên với "sắc xanh", bất chấp những mối lo ngại mới về tình hình khó khăn của ngành ngân hàng tại khu vực này lại bắt đầu dấy lên.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%, lên 6.631,76 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,22%, lên 3.945,20 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại không biến động so với phiên trước đó và vẫn đóng cửa với mức cao kỷ lục 8.279,29 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 14/5 tại thị trường châu Á, diễn biến tại các thị trường chứng khoán lại không đồng nhất. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 40,35 điểm (0,27%), lên 14.822,56 điểm.
Sự đi lên của sàn giao dịch chứng khoán Tokyo bắt nguồn từ tâm lý lạc quan của giới đầu tư vào khả năng đồng yen sẽ tiếp tục suy yếu, qua đó hỗ trợ tích cực cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động theo hai hướng ngược nhau.
Trong khi chỉ số Hang Seng tăng 110,24 điểm (0,48%), lên 23.100,05 điểm, nhờ số liệu tích cực về doanh số bán lẻ của Mỹ, báo hiệu về triển vọng tăng trưởng sáng sủa của nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì chỉ số Shanghai Composite lại hạ 3,22 điểm (0,14%), xuống 2.238,70 điểm, do những lo ngại về nguy cơ phục hồi yếu ớt của kinh tế Trung Quốc./.
Minh Trang (TTXVN)