Chứng khoán châu Á mở cửa phiên 9/8 diễn biến trái chiều sau phiên tăng không đáng kể của chứng khoán Mỹ cũng như châu Âu trong phiên trước (8/8).
Hai thị trường lớn trong khu vực là Hong Kong và Nhật Bản đều tăng nhẹ ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, với Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 84,98 điểm, tương ứng tăng 0,42% lên 20.150,50 điểm, trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản ghi thêm 37,78 điểm (0,43%) lên 8.918,64 điểm. Giới đầu tư Nhật Bản hiện đang chờ đợi kết quả của cuộc họp về chính sách của Ngân hàng trung ương nước này.
Riêng tại Trung Quốc, thị trường cổ phiếu đang tạm để mất 0,19%, tương đương trượt 4,21 điểm về 2.156,78 điểm, bất chấp số liệu chính thức mới được công bố cho biết lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm rưỡi trở lại đây trong tháng Bảy.
Thị trường đang chờ đợi thêm một số chỉ số kinh tế mới của tháng Bảy, sẽ được chính phủ tiếp tục công bố trong ngày, trong đó có doanh thu bán lẻ và đầu tư vào tài sản cố định.
Đêm trước (8/8) tại Mỹ, Phố Wall có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh thị trường đón nhận các kết quả kinh doanh vừa sáng vừa tối của các doanh nghiệp niêm yết cùng những số liệu kinh tế thất vọng tại châu Âu.
Đóng cửa phiên 8/8, Dow Jones Industrial Average nhích nhẹ 7,04 điểm (0,05%) lên 13.175,64 điểm; S&P 500 cũng tiến nhẹ 0,87 điểm (0,06%) lên 1.402,22 điểm, song Nasdaq lại giảm nhẹ 4,61 điểm (0,15%) xuống 3.011,25 điểm.
Chiến lược gia trưởng về thị trường Frederic Dickson tại DA Davidson & Co. cho rằng các nhà đầu tư hiện đang bắt đầu chuyển hướng sang trạng thái bi quan sau thời gian khá phấn khích vừa qua khi họ nhận ra rằng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý 2 phần nhiều không được như kỳ vọng do kinh tế Mỹ đang dần suy giảm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày lại phần lớn đi xuống khi thị trường đón nhận những kết quả kinh doanh lãi, lỗ không đồng nhất của các công ty, còn nhà đầu tư thì tranh thủ bán ra chốt lời sau ba phiên tăng mạnh trước đó.
Tâm lý thị trường khá do dự khi các nhà giao dịch có ý chờ đợi cá số liệu của nền kinh tế Trung Quốc, được công bố vào ngày 9/8, trong đó có các chỉ số quan trọng như lạm phát và sản xuất công nghiệp. Tâm lý này còn bị chùng xuống thêm phần nào sau khi hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hạ triển vọng xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức tiêu cực.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên 8/8, FTSE 100 của Anh tăng 0,08% lên 5.845,92 điểm; DAX 30 của Đức nhích nhẹ 0,03% lên 6.966,15 điểm trong khi CAC 40 của Pháp lùi 0,43% về 3.438,26 điểm./.
Hai thị trường lớn trong khu vực là Hong Kong và Nhật Bản đều tăng nhẹ ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, với Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 84,98 điểm, tương ứng tăng 0,42% lên 20.150,50 điểm, trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản ghi thêm 37,78 điểm (0,43%) lên 8.918,64 điểm. Giới đầu tư Nhật Bản hiện đang chờ đợi kết quả của cuộc họp về chính sách của Ngân hàng trung ương nước này.
Riêng tại Trung Quốc, thị trường cổ phiếu đang tạm để mất 0,19%, tương đương trượt 4,21 điểm về 2.156,78 điểm, bất chấp số liệu chính thức mới được công bố cho biết lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm rưỡi trở lại đây trong tháng Bảy.
Thị trường đang chờ đợi thêm một số chỉ số kinh tế mới của tháng Bảy, sẽ được chính phủ tiếp tục công bố trong ngày, trong đó có doanh thu bán lẻ và đầu tư vào tài sản cố định.
Đêm trước (8/8) tại Mỹ, Phố Wall có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh thị trường đón nhận các kết quả kinh doanh vừa sáng vừa tối của các doanh nghiệp niêm yết cùng những số liệu kinh tế thất vọng tại châu Âu.
Đóng cửa phiên 8/8, Dow Jones Industrial Average nhích nhẹ 7,04 điểm (0,05%) lên 13.175,64 điểm; S&P 500 cũng tiến nhẹ 0,87 điểm (0,06%) lên 1.402,22 điểm, song Nasdaq lại giảm nhẹ 4,61 điểm (0,15%) xuống 3.011,25 điểm.
Chiến lược gia trưởng về thị trường Frederic Dickson tại DA Davidson & Co. cho rằng các nhà đầu tư hiện đang bắt đầu chuyển hướng sang trạng thái bi quan sau thời gian khá phấn khích vừa qua khi họ nhận ra rằng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý 2 phần nhiều không được như kỳ vọng do kinh tế Mỹ đang dần suy giảm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày lại phần lớn đi xuống khi thị trường đón nhận những kết quả kinh doanh lãi, lỗ không đồng nhất của các công ty, còn nhà đầu tư thì tranh thủ bán ra chốt lời sau ba phiên tăng mạnh trước đó.
Tâm lý thị trường khá do dự khi các nhà giao dịch có ý chờ đợi cá số liệu của nền kinh tế Trung Quốc, được công bố vào ngày 9/8, trong đó có các chỉ số quan trọng như lạm phát và sản xuất công nghiệp. Tâm lý này còn bị chùng xuống thêm phần nào sau khi hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hạ triển vọng xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức tiêu cực.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên 8/8, FTSE 100 của Anh tăng 0,08% lên 5.845,92 điểm; DAX 30 của Đức nhích nhẹ 0,03% lên 6.966,15 điểm trong khi CAC 40 của Pháp lùi 0,43% về 3.438,26 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)