Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 14/3, trong bối cảnh đồng bạc xanh tiếp tục leo thang so với đồng yen sau khi ban lãnh đạo mới của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) do Chính phủ nước này tiến cử vượt qua được cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Hạ viện.
Kết quả cuối cùng sẽ được quyết định sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện vào ngày 15/3 mà nhiều khả năng sẽ không có gì trở ngại.
Chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong sau khi đi xuống vào đầu phiên cũng đã quay đầu đi lên và chốt phiên trong màu xanh, hòa cùng xu hướng tăng điểm trên nhiều sàn chứng khoán chủ chốt khác trong khu vực.
Nguyên nhân khiến Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong giảm điểm vào đầu phiên chủ yếu là do nhà đầu tư lo ngại Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên ngày 13/3 nói rằng nước này đang ở trong tình trạng "báo động cao" về lạm phát, sau khi số liệu chính thức cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Hai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng lên mức cao nhất 10 tháng qua (3,2%).
Tuy nhiên, xu thế này đã bị đảo chiều vào cuối phiên khi nhà đầu tư lại tranh thủ mua vào cổ phiếu, đón trước xu hướng tăng tiếp theo nhờ tâm lý lạc quan vào sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu.
Phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp của chứng khoán Mỹ và là chuỗi tăng điểm dài nhất trong 16 năm trở lại đây của Phố Wall trong phiên trước (13/3), với những đỉnh cao liên tiếp bị phá vỡ của chỉ số chính Dow Jones cũng giúp tâm lý nhà đầu tư thêm hứng khởi, tự tin hơn vào triển vọng thị trường.
Đóng cửa phiên 14/3, phần lớn các thị trường đều tăng điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 1,16% (141,53 điểm) lên 12.381,19 điểm - mức cao nhất của chỉ số này trong 4 năm rưỡi qua; Hang Seng của Hong Kong bật 0,27% (62,53 điểm) lên 22.619,18 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải nhích nhẹ 0,28% (6,31 điểm) lên 2.270,28 điểm; KOSPI của Hàn Quốc tăng 2,40 điểm lên 2.002,13 điểm; Duy chỉ có S&P/ASX200 của Australia là mất 1,18% (-60,2 điểm) về 5.032,2 điểm.
Đêm trước (13/3) tại Mỹ, màu xanh vẫn chưa chịu từ bỏ Phố Wall khi chỉ số Dow Jones tiếp tục lập kỷ lục mới phiên thứ bảy liên tiếp trước những thông tin tích cực từ nền kinh tế Mỹ. Báo cáo sơ bộ cho biết doanh thu bán lẻ Mỹ trong tháng Hai tăng cao hơn dự kiến, ước tăng khoảng 1,1% so với tháng Một trước đó.
Đóng cửa phiên 13/3, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones tăng 5,22 điểm (0,04%) lên 14.455,28 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ chín liên tiếp của chỉ số này. S&P 500 tiến thêm 2,04 điểm (0,13%) lên 1.554,52 điểm trong khi Nasdaq Composite tích thêm 2,8 điểm (0,09%) lên 3.245,12 điểm.
Tuy nhiên, cùng ngày tại châu Âu, phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực lại nhuộm trong sắc đỏ do nhà đầu tư lo ngại về những số liệu lạm phát trái chiều tại Khu vực Eurozone.
Đóng cửa phiên 13/3, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều đi xuống, trong đó FTSE 100 của Anh lùi 0,45% xuống 6.481,5 điểm; DAX 30 của Đức trượt nhẹ 0,06% xuống 7.970,91 điểm và CAC 40 của Pháp lùi 0,1% về 3.836,04 điểm./.
Kết quả cuối cùng sẽ được quyết định sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện vào ngày 15/3 mà nhiều khả năng sẽ không có gì trở ngại.
Chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong sau khi đi xuống vào đầu phiên cũng đã quay đầu đi lên và chốt phiên trong màu xanh, hòa cùng xu hướng tăng điểm trên nhiều sàn chứng khoán chủ chốt khác trong khu vực.
Nguyên nhân khiến Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong giảm điểm vào đầu phiên chủ yếu là do nhà đầu tư lo ngại Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên ngày 13/3 nói rằng nước này đang ở trong tình trạng "báo động cao" về lạm phát, sau khi số liệu chính thức cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Hai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng lên mức cao nhất 10 tháng qua (3,2%).
Tuy nhiên, xu thế này đã bị đảo chiều vào cuối phiên khi nhà đầu tư lại tranh thủ mua vào cổ phiếu, đón trước xu hướng tăng tiếp theo nhờ tâm lý lạc quan vào sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu.
Phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp của chứng khoán Mỹ và là chuỗi tăng điểm dài nhất trong 16 năm trở lại đây của Phố Wall trong phiên trước (13/3), với những đỉnh cao liên tiếp bị phá vỡ của chỉ số chính Dow Jones cũng giúp tâm lý nhà đầu tư thêm hứng khởi, tự tin hơn vào triển vọng thị trường.
Đóng cửa phiên 14/3, phần lớn các thị trường đều tăng điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 1,16% (141,53 điểm) lên 12.381,19 điểm - mức cao nhất của chỉ số này trong 4 năm rưỡi qua; Hang Seng của Hong Kong bật 0,27% (62,53 điểm) lên 22.619,18 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải nhích nhẹ 0,28% (6,31 điểm) lên 2.270,28 điểm; KOSPI của Hàn Quốc tăng 2,40 điểm lên 2.002,13 điểm; Duy chỉ có S&P/ASX200 của Australia là mất 1,18% (-60,2 điểm) về 5.032,2 điểm.
Đêm trước (13/3) tại Mỹ, màu xanh vẫn chưa chịu từ bỏ Phố Wall khi chỉ số Dow Jones tiếp tục lập kỷ lục mới phiên thứ bảy liên tiếp trước những thông tin tích cực từ nền kinh tế Mỹ. Báo cáo sơ bộ cho biết doanh thu bán lẻ Mỹ trong tháng Hai tăng cao hơn dự kiến, ước tăng khoảng 1,1% so với tháng Một trước đó.
Đóng cửa phiên 13/3, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones tăng 5,22 điểm (0,04%) lên 14.455,28 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ chín liên tiếp của chỉ số này. S&P 500 tiến thêm 2,04 điểm (0,13%) lên 1.554,52 điểm trong khi Nasdaq Composite tích thêm 2,8 điểm (0,09%) lên 3.245,12 điểm.
Tuy nhiên, cùng ngày tại châu Âu, phần lớn các sàn chủ chốt trong khu vực lại nhuộm trong sắc đỏ do nhà đầu tư lo ngại về những số liệu lạm phát trái chiều tại Khu vực Eurozone.
Đóng cửa phiên 13/3, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều đi xuống, trong đó FTSE 100 của Anh lùi 0,45% xuống 6.481,5 điểm; DAX 30 của Đức trượt nhẹ 0,06% xuống 7.970,91 điểm và CAC 40 của Pháp lùi 0,1% về 3.836,04 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)