Chứng khoán châu Á ngập sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 16/1, do lo ngại việc Standard & Poor's (S&P) đánh tụt xếp hạng tín dụng của một loạt nước ở khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn tài chính của khu vực này, đe dọa làm hỏng những nỗ lực của các nước trong việc đẩy lùi khủng hoảng nợ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1,3%, xuống mức thấp nhất trong khoảng một tuần, sau khi chạm mức cao nhất trong một tháng vào cuối tuần trước.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 121,66 điểm, hay 1,43%, xuống 8.378,36 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 38,39 điểm, hay 1,71%, xuống 2.206,19 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 48,7 điểm, hay 1,16%, xuống 4.147,2 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 77,92 điểm, hay 1,08%, xuống 7.103,62 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 192,22 điểm, hay 1%, xuống 19.012,2 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 16,41 điểm, hay 0,87%, xuống 1.859,27 điểm.
Tối 13/1, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm của 9 trong số 17 nước thành viên Eurozone, trong đó hai nước Pháp và Áo đã bị mất mức xếp hạng cao nhất là AAA và cơ quan này cũng nói sẽ nhanh chóng quyết định có đánh tụt xếp hạng của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (FESF) hay không.
Sự không chắc chắn về việc quyết định vừa qua của S&P sẽ ảnh hưởng ra sao đến năng lực cho vay của FESF và những nỗ lực tái cấp vốn của các ngân hàng châu Âu đang làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư, khi gây lo ngại các ngân hàng này giảm các khoản cho vay tại châu Á.
Quyết định của S&P sẽ duy trì sự chú ý của thị trường đối với các cuộc phát hành trái phiếu, nhất là các đợt phát hành của Pháp và Tây Ban Nha trong tuần này vốn được coi là phép thử niềm tin của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, quyết định này sẽ buộc các nhà lãnh đạo châu Âu phải có những phản ứng chính sách nhanh chóng. Nếu không hành động, châu Âu sẽ bị cuốn vào vòng xoáy suy giảm khi niềm tin sụp đổ, tăng trưởng trì trệ và việc làm bị mất. Một ngày sau khi S&P hạ xếp hạng của các nước trên, các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết sẽ đẩy nhanh các kế hoạch tăng cường kỷ luật ngân sách và đưa quỹ cứu trợ thường trực vào hoạt động sớm nhất có thể.
Mối quan tâm của các nhà đầu tư trong tuần này cũng dồn vào Hy Lạp, khi nước này sẽ tiến hành đàm phán với các ngân hàng về việc xóa một phần số nợ để tránh rơi vào cảnh vỡ nợ.
Thủ tướng Lucas Papademos nói Hy Lạp đang đối mặt với những những hiểm họa kinh tế nếu không có thỏa thuận xóa nợ để giảm 100 tỷ euro (khoảng 127 tỷ USD) trong khối nợ khổng lồ và mở đường cho các khoản viện trợ khác từ bên ngoài.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vào cuối tuần trước đã rơi vào bế tắc, làm tăng lo ngại về việc nước này sẽ phải ra khỏi Eurozone với những hậu quả thảm khốc đối với kinh tế khu vực và toàn cầu./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1,3%, xuống mức thấp nhất trong khoảng một tuần, sau khi chạm mức cao nhất trong một tháng vào cuối tuần trước.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 121,66 điểm, hay 1,43%, xuống 8.378,36 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 38,39 điểm, hay 1,71%, xuống 2.206,19 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 48,7 điểm, hay 1,16%, xuống 4.147,2 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 77,92 điểm, hay 1,08%, xuống 7.103,62 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 192,22 điểm, hay 1%, xuống 19.012,2 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 16,41 điểm, hay 0,87%, xuống 1.859,27 điểm.
Tối 13/1, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm của 9 trong số 17 nước thành viên Eurozone, trong đó hai nước Pháp và Áo đã bị mất mức xếp hạng cao nhất là AAA và cơ quan này cũng nói sẽ nhanh chóng quyết định có đánh tụt xếp hạng của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (FESF) hay không.
Sự không chắc chắn về việc quyết định vừa qua của S&P sẽ ảnh hưởng ra sao đến năng lực cho vay của FESF và những nỗ lực tái cấp vốn của các ngân hàng châu Âu đang làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư, khi gây lo ngại các ngân hàng này giảm các khoản cho vay tại châu Á.
Quyết định của S&P sẽ duy trì sự chú ý của thị trường đối với các cuộc phát hành trái phiếu, nhất là các đợt phát hành của Pháp và Tây Ban Nha trong tuần này vốn được coi là phép thử niềm tin của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, quyết định này sẽ buộc các nhà lãnh đạo châu Âu phải có những phản ứng chính sách nhanh chóng. Nếu không hành động, châu Âu sẽ bị cuốn vào vòng xoáy suy giảm khi niềm tin sụp đổ, tăng trưởng trì trệ và việc làm bị mất. Một ngày sau khi S&P hạ xếp hạng của các nước trên, các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết sẽ đẩy nhanh các kế hoạch tăng cường kỷ luật ngân sách và đưa quỹ cứu trợ thường trực vào hoạt động sớm nhất có thể.
Mối quan tâm của các nhà đầu tư trong tuần này cũng dồn vào Hy Lạp, khi nước này sẽ tiến hành đàm phán với các ngân hàng về việc xóa một phần số nợ để tránh rơi vào cảnh vỡ nợ.
Thủ tướng Lucas Papademos nói Hy Lạp đang đối mặt với những những hiểm họa kinh tế nếu không có thỏa thuận xóa nợ để giảm 100 tỷ euro (khoảng 127 tỷ USD) trong khối nợ khổng lồ và mở đường cho các khoản viện trợ khác từ bên ngoài.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vào cuối tuần trước đã rơi vào bế tắc, làm tăng lo ngại về việc nước này sẽ phải ra khỏi Eurozone với những hậu quả thảm khốc đối với kinh tế khu vực và toàn cầu./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)