Sáng 21/10, theo sau đà biến động trái chiều của chứng khoán Phố Wall, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương cũng tăng giảm không đồng nhất.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm nhẹ 3,11 điểm (0,04%) xuống 8.679,04 điểm, trong bối cảnh các nhà giao dịch tiếp tục lo lắng về các biện pháp giải quyết nợ nần của châu Âu.
Chuyên gia Hideyuki Ishiguro, thuộc công ty Okasan Securities, nhận định giới đầu tư đang ngóng đợi các bước đi tiếp theo của các nhà lãnh đạo châu Âu trong công cuộc "dẹp tan núi nợ" tại khu vực đồng euro (Eurozone).
"Các nhà đầu tư vẫn tỏ ra nghi ngờ về việc liệu Liên minh châu Âu (EU) có đưa ra được giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới hay không. Do đó, tâm lý chờ đợi vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi cuộc họp qua đi," chuyên gia Ishiguro cho biết.
Mới đây, các nhà lãnh đạo Đức và Pháp tuyên bố sau cuộc họp thượng đỉnh của EU vào ngày 23/10, một cuộc họp thượng đỉnh thứ hai sẽ được tổ chức vào 26/10.
Tại Trung Quốc, mở cửa chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải nối tiếp đà giảm trong phiên trước khi đánh mất 2,32 điểm (0,1%) xuống 2.329,05 điểm.
Trong khi đó, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 51,10 điểm (0,28%) lên 18.034,20 điểm. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 mở cửa cũng tăng 21,9 điểm (0,53%) lên 4.166,8 điểm.
Trước đó, trong phiên 20/10 chứng khoán Phố Wall trải qua một phiên giao dịch nhiều biến động. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,16 điểm (0,32%) lên 11.541,78 điểm; còn chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 5,51 điểm (0,46%) lên 1.215,39 điểm. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 5,42 điểm (0,21%) xuống 2.598,62 điểm.
Chuyên gia Andrea Kramer, thuộc Schaeffer, cho biết chứng khoán Mỹ đã có một phiên tăng giảm liên tục, trước những thông tin trái chiều từ châu Âu.
Theo nhà phân tích Scott Marcouiller, thuộc công ty Wells Fargo Advisors, sự hoài nghi về khả năng giải quyết nợ nần của châu Âu vẫn đang "ngự trị" trong tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tuy nhiên, một số chỉ số lạc quan về kinh tế Mỹ như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm và hoạt động chế tạo đạt kết quả tốt nhất trong 3 tháng đã giúp bù đắp phần nào sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ. Trong phiên 20/10, cổ phiếu của Apple giảm 0,8%, sau khi đã giảm 5,6% trong phiên 19/10; còn cổ phiếu của Microsoft, nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, cũng giảm 0,3%.
Phía bên kia bờ Tây Đại Dương, chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm, với chỉ số FTSE-100 của thị trường chứng khoán London (Anh) giảm 1,21% xuống 5.384,68 điểm; còn chỉ số CAC-40 của thị trường chứng khoán Paris giảm 2,32% xuống 3.084,07 điểm./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm nhẹ 3,11 điểm (0,04%) xuống 8.679,04 điểm, trong bối cảnh các nhà giao dịch tiếp tục lo lắng về các biện pháp giải quyết nợ nần của châu Âu.
Chuyên gia Hideyuki Ishiguro, thuộc công ty Okasan Securities, nhận định giới đầu tư đang ngóng đợi các bước đi tiếp theo của các nhà lãnh đạo châu Âu trong công cuộc "dẹp tan núi nợ" tại khu vực đồng euro (Eurozone).
"Các nhà đầu tư vẫn tỏ ra nghi ngờ về việc liệu Liên minh châu Âu (EU) có đưa ra được giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới hay không. Do đó, tâm lý chờ đợi vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi cuộc họp qua đi," chuyên gia Ishiguro cho biết.
Mới đây, các nhà lãnh đạo Đức và Pháp tuyên bố sau cuộc họp thượng đỉnh của EU vào ngày 23/10, một cuộc họp thượng đỉnh thứ hai sẽ được tổ chức vào 26/10.
Tại Trung Quốc, mở cửa chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải nối tiếp đà giảm trong phiên trước khi đánh mất 2,32 điểm (0,1%) xuống 2.329,05 điểm.
Trong khi đó, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 51,10 điểm (0,28%) lên 18.034,20 điểm. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 mở cửa cũng tăng 21,9 điểm (0,53%) lên 4.166,8 điểm.
Trước đó, trong phiên 20/10 chứng khoán Phố Wall trải qua một phiên giao dịch nhiều biến động. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,16 điểm (0,32%) lên 11.541,78 điểm; còn chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 5,51 điểm (0,46%) lên 1.215,39 điểm. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 5,42 điểm (0,21%) xuống 2.598,62 điểm.
Chuyên gia Andrea Kramer, thuộc Schaeffer, cho biết chứng khoán Mỹ đã có một phiên tăng giảm liên tục, trước những thông tin trái chiều từ châu Âu.
Theo nhà phân tích Scott Marcouiller, thuộc công ty Wells Fargo Advisors, sự hoài nghi về khả năng giải quyết nợ nần của châu Âu vẫn đang "ngự trị" trong tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tuy nhiên, một số chỉ số lạc quan về kinh tế Mỹ như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm và hoạt động chế tạo đạt kết quả tốt nhất trong 3 tháng đã giúp bù đắp phần nào sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ. Trong phiên 20/10, cổ phiếu của Apple giảm 0,8%, sau khi đã giảm 5,6% trong phiên 19/10; còn cổ phiếu của Microsoft, nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, cũng giảm 0,3%.
Phía bên kia bờ Tây Đại Dương, chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm, với chỉ số FTSE-100 của thị trường chứng khoán London (Anh) giảm 1,21% xuống 5.384,68 điểm; còn chỉ số CAC-40 của thị trường chứng khoán Paris giảm 2,32% xuống 3.084,07 điểm./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)